Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Những thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ điển và điển cố (Kì 13)


TS Nguyễn Ngọc Kiên

          Nguyễn Ngọc Kiên

          (32) 一诺千金[ Nhất nặc thiên kim] (một lời hứa đáng giá ngàn vàng)
          Thành ngữ tiếng Trung này có xuất xứ từ hai chuyện sau đây.

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 27-29)



          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH
 
          XXVII

          Từ dạo kết bè kết đảng với Hội đến lúc mất chức, nguyên phó bí thư xã đoàn Lê Văn Hợm mới biết là dại. Tối nay Hợm ngồi nhà một mình uống rượu. Cô bạn gái gần nhà đang học đại học nông nghiệp về nghỉ từ hôm trước chắc giận Hợm nên cũng chẳng thèm đến chơi. Ngoài đường, ngoài ngõ thanh niên í ới đến nhà văn hóa xã sinh hoạt đoàn. Với Hợm bây giờ vị trí lãnh đạo đoàn chỉ là dĩ vãng, là kỷ niệm buồn. Chức phó bí thư xã đoàn đã rơi vào tay người khác.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

BỎ YÊU / Đặng Xuân Xuyến – HẸN / Trần Hùng Thắng



BỎ YÊU

- Với P.T.T -

Em nhắn gửi ta mấy ý yêu
Nào mây lãng đãng quắt quay chiều
Nào hanh hao nắng se se lạnh
Nào mấy bữa nay lá rụng nhiều.
.

CỬU ĐẾ CƠ MÀ – BÊN MỘ TỔ TIÊN: Chùm thơ Phạm Ngọc Khảnh


Nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh

CỬU ĐẾ CƠ MÀ
                                                            
Đã từng ngôi báu Vua trao
Đã từng giữ Ấn triều cao thiếu thời
Vàng son hồng tía đầy vơi
Ngai Vàng thiên định nghiệp đời bấy lâu

Trong này Đền điện thắm màu
Ngoài kia rừng Báng nhạt nhàu cỏ hoa
Đền Rồng hương khói gió nhòa
Xót thương phận gái từng qua những ngày!

Ai người họ Lý hôm nay
Nghĩ lại xem! Nỡ phụng bày thế a?
Ô hay, Cửu Đế cơ mà
Mây bay mấy vạt chỉ là mây bay...

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

ĐÃ VỀ TRỜI ÁNG MÂY ĐA ĐOAN



                    Tưởng nhớ Nhà văn Nguyễn Danh Khôi
                                                     
Nguyễn Mộng Nhưng

          Đây là câu cuối cùng, chương kết tiểu thuyết  Cỏ và cát của Nguyễn Danh Khôi: “Và khẩu hiệu để sống của chúng ta là: Hỡi sóng gió của cuộc đời! Hãy quật vào ta nữa đi!”
          Người nói ra câu này là nhân vật Hàn Tuyên (đại diện tầng lớp nho sĩ, trí thức) trong ngày tình cờ gặp lại Bảng (tiêu biểu cho giai cấp nông dân) và Nụ (ả đào Ca trù). Cả ba con người này đều bị sóng gió thời đại đánh cho tơi tả, nhưng cả ba đều không chỉ tồn tại mà đã sống bền bỉ, hồn hậu như cát và xanh tươi như cỏ muôn đời.

Như giấc liêu trai: ÉP LÀM THẦY BÓI



          Đêm hôm kia (17/06/2013) mơ giấc mơ thật lạ.
          Lang thang một mình đến một khu vườn lạ, gặp rất nhiều nam thanh nữ tú đang dập dìu ong bướm. Tôi cứ tha thẩn đi, mặc mọi người rủ rê, bỡn cợt.
          Bất chợt một cơn mưa ập đến, mọi người nháo nhác tìm nơi trú mưa. Có ai đó cứ kéo tôi nép vào gốc cây để tránh mưa nhưng tôi gạt ra. Chạy đến ngôi nhà 2 tầng, gần giống kiểu nhà sàn, làm bằng tre nứa, tôi vội leo lên.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

CHÀNG TRAI ẤY BÂY GIỜ RA SAO?



         Chàng trai ấy là người mà tôi đã viết trong bài KHỐI TÌNH LẬN ĐẬN CỦA CHÀNG TRAI TRONG THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN. Giờ thiều quang chín chục của mùa Xuân năm 2017 cũng đã ngoài sáu mươi, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng đã ngoài năm mươi, vẫn miệt mài biên tập trang Đặng Xuân Xuyến, vẫn say mê làm thơ, vẫn nghiên cứu Tử vi lý số và vẫn vui chơi Facebook, nhưng chàng trai trong thơ của họ Đặng, một chàng trai đã nửa đời “ngậm trái bồ hòn” của một nghĩa vợ tình chồng tan vỡ thì tôi thực không biết bây giờ ra sao?

NHÂN ĐỌC BÀI “ĐỌC THƠ HỒNG THANH QUANG” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI / Nguyễn Ngọc Kiên


TS Nguyễn Ngọc Kiên

           Khi đọc bài của Nguyễn Khôi “Đọc thơ Hồng Thanh Quang” viết về chuyện Hồng Thanh Quang in cái gọi là thơ trên tờ TINH HOA (phụ san báo Đại Đoàn Kết của MTTQ Việt Nam), chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Nguyễn Khôi, nhưng xin nhà thơ nên cảm thông với Hồng Thanh Quang vì theo chúng tôi biết, người đầu tiên “phát minh” ra việc làm này là ông Hữu Ước – người trước kia vừa là thủ trưởng vừa là thầy thơ của ông Hồng Thanh Quang. Bốn câu thơ nhà mà Nguyễn Khôi muốn chia sẻ với Hồng Thanh Quang, nguyên văn như sau:
Sợ không có độc giả
 Báo mình in Thơ mình ?
 - Đồng Văn... tim hóa đá
 tự đá vào Trời xanh...
          Chúng tôi xin mạo muội sửa lại câu đầu thành:
Sẽ không có độc giả
 Báo mình in Thơ mình ?
 - Đồng Văn... tim hóa đá
 tự đá vào Trời xanh...

VỀ HỌC VỊ CỦA CỤ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Tác giả Trần Tuấn Phương
Trần Tuấn Phương
Chủ nhật ngày 26 tháng 3 năm 2017 1:40 PM

          TNc: Bạn trẻ Trần Tuấn Phương từ thành Nam vừa gửi cho trang nhà bài phản biện ý kiến của ông Lã Trọng Long in trên báo Văn Nghệ, Thư bạn Phương có đoạn: " Cháu rất cảm ơn cụ Trần Nhương đăng ý kiến của cháu, để góp thêm tiếng nói của một người trẻ tuổi gửi tới các bậc tiền bối rằng đừng làm chúng cháu hiểu sai lịch sử và chán lịch sử hơn nữa.". Xin giới thiệu ý kiến của bạn trẻ Trần Tuấn Phương.

          (Phản hồi bài viết của tác giả Lã Trọng Long trên báo Văn nghệ số 12 ngày 25/3/2017)

          Đọc bài “Ở ngôi mộ cổ Vĩnh Bảo” của tác giả Lã Trọng Long, cháu rất ngạc nhiên rằng sao một người đọc chưa hiểu đã phán bừa về học vị của cụ Trạng Trình như vậy. Ngạc nhiên hơn là báo Văn nghệ không ai hiểu biết để kiểm duyệt cho chính xác?

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Như giấc liêu trai: TRỞ VỀ CHỐN XƯA / Đặng Xuân Xuyến



          Đêm kia, (22/10/2012) khi đang mơ mơ màng màng, thấy có tiếng người thầm thì, hối thúc: - Trần Văn Toán (hoặc Trần Văn Toản), Trần Văn Toán (hoặc Trần Văn Toản),... Sau đó, tôi thấy mình lạc vào một ngôi làng lạ lắm, cảnh vật như quen, như lạ, có nét dân dã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng có nét hoang dại của miền sơn cước. Mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt nửa hân hoan, chào đón, nửa cự nự, dò xét. Mặc họ, tôi cứ thủng thẳng đi. Đến một khu đất trống, giống như sân kho hợp tác xã ngày xưa, có một đám thanh niên đang tụ tập hát hò, hình như là họ đang tập văn nghệ. Tôi bước vào, hắng giọng rồi diễn giải một vài tuồng cổ cho đám trai làng. Đám thanh niên giương mắt nhìn tôi rồi bàn tán điều gì đó, vẻ như không thích sự có mặt của tôi. Buồn, tôi lững thững bước ra đường. Một phụ nữ, chừng 30 tuổi, phảng phất nét đẹp của một sơn nữ, nói gì đó với đám trai làng, đám thanh niên nháo nhác gọi tôi, vẻ như ân hận vì đã xúc phạm tới bậc tiền bối.

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 25-26)


          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

          XXV

          Sau hôm ngồi nhớ lại chuyện gần hai chục năm trước Dũng và Đào phóng xe máy về quê Du. Lên xe Dũng cười nói:
          - Đào có lúc nào nhớ lại chuyện trước đây không?
          Đào chưa hiểu rõ ý Dũng hỏi chuyện gì nên hỏi lại:
          - Anh bảo nhớ chuyện gì?
          Dũng nghêu ngao hát:
          Trên trời có vẩy tê tê
          Có ông ba vợ chẳng chê vợ nào.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Những thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ điển và điển cố (Kì 12)


TS Nguyễn Ngọc Kiên

 
        Nguyễn Ngọc Kiên

(29) 愚公移山 [ Ngu Công di sơn] (Ngu công dời núi)
          Thành ngữ chỉ chỉ người có ý chí kiên định , không sợ khó, sợ khổ. Nó có xuất xứ từ câu chuyện sau:
          Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó khăn.

BẠN QUAN: Thơ Đặng Xuân Xuyến



Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

KHI HỌA SĨ LÀM CHỦ TỊCH HỘI / Đào Vĩnh


Họa sĩ Lê Minh Sơn - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hà Nam

          Vốn quê miền Sơn Nam Hạ và là hội viên đầu từ khi thành lập hội VHNT Hà Nam Ninh nên sau này tách chia trở lại ba tỉnh cũ thì với tôi các hội Văn nghệ Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình vẫn là những ngôi nhà mình. Những năm gần đây tôi thường lại qua Hà Nam khi thì công chuyện, khi thì quá giang về quê. Những lần như thế hầu như đều gặp gỡ chủ tịch Lê Minh Sơn tại hội, rồi không nhớ chúng tôi thân thiết nhau như anh em từ khi nào?

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

GIẤC MỘNG BI HÀI - TỦI PHẬN – MỪNG CLB ĐÔNG ĐÔ – CHÀO TRANG WEB HÀN THUYÊN – TỰ NGẪM : Chùm thơ Văn Cường


Nhà thơ Văn Cường



1. GIẤC MỘNG BI HÀI
(Họa bài “Bạn đến chơi nhà” của Cụ Nguyễn Khuyến)

Đêm mơ Cụ Khuyến ghé chơi nhà
Vợ vắng - đang nằm chữa bệnh xa
Tháng trước Kỳ Anh vừa chết cá
Tuần qua Bắc Cạn mới toi gà
Đường thi đắng chữ đành teo quả
Lục bát chua vần phải rụng hoa
Hết rượu, khề khà chai nước lã
Nghe chừng thấu hiểu nỗi lòng ta?

“CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ / Đặng Xuân Xuyến



          Vâng! Thì hẳn là “cô” Vương lấy vợ chứ làm sao có chuyện “cô” Vương lấy chồng! Tuổi “cô” tuy chưa nhiều, nhưng ở cái làng quê này, cỡ tuổi hăm mấy như “cô” mà chưa có nơi có chốn sẽ là nhiều lời đàm tiếu lắm. Vì thế, cụ Phúc lo dựng vợ gả chồng cho “cô” năm nay cũng phải.
          Tuy “cô” không được cao ráo, mạnh mẽ như mấy cậu em nhưng bù lại “cô” rất khéo tay, chịu khó lam làm và đặc biệt “cô” là người rất tốt nết. Nếu không dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa thì hẳn “cô” là người hiền thục nhất nhì làng xã. Kể cũng lạ, “cô” chẳng có gen di truyền về khoản “mồm năm miệng mười”, “cô” cũng chẳng tầm sư học đạo thế mà khiếu chửi nhau của “cô” lại hay đáo để, lại lừng danh thôn xóm. Làng trên xóm dưới, mọi người bảo nhau, trêu ai thì trêu, chọc ai thì chọc, nhưng chớ có động vào “cô” Vương mà khổ. “Cô” sẽ vén quần, nhảy tanh tách tanh tách rồi bắc ghế vênh mặt lên mà chửi. “Cô” chửi từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đên đêm, chửi cho đến khi nào kẻ bị chửi phải tâm phục khẩu phục, phải mò đến tận nhà năn nỉ xin cô đừng chửi nữa thì cô mới thôi. “Cô” chửi có bài có bản, có lớp có lang, có vần có điệu chứ không vớ câu nào chửi câu đấy như mấy bà buôn gà bán vịt. Ca dao tục ngữ nhiều người đọc có khi còn sai, còn lẫn lộn, còn “râu ông nọ cắm cằm bà kia” chứ các bài chửi của “cô” Vương thì tuyệt không có một sai sót, tuyệt không lẫn lộn về câu từ, ý tứ. Thế mới tài! Thế mới xứng danh đệ nhất thiên hạ chửi của làng Đỗ Hạ!

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

TỰ TRÀO – TRÁNG SĨ – UỐNG RƯỢU – NẾU – TỘI CỦA TA: Chùm thơ Kha Tiệm Ly


Nhà thơ Kha Tiệm Ly

TRÁNG SĨ

Mặt nước trường giang vạn sóng xô,
Lênh đênh từ ấy biết đâu bờ?
Trăng soi thẹn bấy lòng du tử,
Sương giội tan chưa giấc hải hồ?
Nửa kiếp phiêu linh cùng vó ngựa,
Trăm năm dang dở với con đò!
Cạn bầu rượu nóng, buồn tê tái,
Vắt cốt giang hồ để chép thơ.

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

CẦU TRƯỜNG: TRANH NGUYỄN GIA HOÀN



Trần Mỹ Giống

Cầu Trường. Tranh: Nguyễn Gia Hoàn
 
          Dịp về quê giỗ MẸ vừa rồi (4-3-2016) tôi qua thăm chú tôi, cũng là thầy dạy văn tôi hồi tôi học cấp hai, ông Trần Hùng Tuyền ở xóm 9 xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Khi bước qua cửa nhà chú Trần Hùng Tuyền, tôi sững người nhìn những bức tranh treo trên tường với cảm xúc lâng lâng dào dạt... Đó là những bức tranh vẽ phong cảnh theo cách tả thực quê tôi. Nhìn bức Cầu Trường vẽ y thực ngày tôi còn nhỏ, óc tôi lóe lên những kỷ niệm thời thơ ấu gắn với cây cầu này...

NHÀ THƠ VÀ CHUYỆN “GÁI GÚ”



           Đặng Xuân Xuyến


          Nhà thơ Đỗ Hoàng vừa về thì ông đến. Không bấm chuông, ông cứ đứng trước cửa toáng lên réo:
          - Hoàng ơi! Hoàng!... Sao không có ai ra mở cửa thế này. Cái thằng này! Hoàng ơi! Hoàng...
          Đứng trên ban công tầng 2, tôi vội với xuống:
          - Chú ơi! Anh Đỗ Hoàng vừa về. Anh ấy nhắn lại nếu rảnh thì chú qua nhà anh ấy chơi.
          Ông gắt giọng:
          - Cậu xuống đây gặp tôi đi. Đứng trên đấy mà trả lời người lớn thì mất lịch sự quá.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

GỬI 2 ANH PHẠM KHANG VÀ NGUYỄN QUÝ MẬU



 Chử Văn Long


          Tình cờ tôi đọc bài viết của tác giả Vũ Thị Hương Mai trên trang blog Thạch Đà về cuộc “chuyện trò” của anh Phạm Khang với anh Nguyễn Quý Mậu về bình bán thơ trên mạng đã kéo cả tên tôi vào mục đích chê bài thơ Bạn Quan của Đặng Xuân Xuyến là “Bài thơ toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.”. Chê khen bài thơ đã đưa lên mạng tùy quyền từng người nhưng giá anh Phạm Khang phân tích, dẫn luận cho người khác thấy được đâu là ý của người xưa, đâu là cũ, là nhạt... còn đưa ra những nhận định chẳng ai rõ ý như thế là ác tâm, nói lấy được.

Những thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ và điển cố (Kì 11) / Nguyễn Ngọc Kiên


TS Nguyễn Ngọc Kiên

          (25) 三顾茅庐[tam cố mao lư] (ba lần đến lều tranh)
          Thành ngữ này có xuất xứ từ "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
          Cuối thời Đông Hán, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, phải chạy sang Kinh Châu với Lưu Biểu. Nhằm gây dựng nghiệp lớn, Lưu Bị đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài, chiêu mộ hiền sĩ. Sau danh sĩ Kinh Châu Tư Mã Huy đã tiến cử với ông "Ngọa Long tiên sinh" Gia Cát Lượng.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

ẨM TRỜI / Đặng Xuân Xuyến – TRÁI TIM YÊU / Trần Hùng Thắng



ẨM TRỜI

Em gạ một đêm chồng vợ
Cho mùi da thịt khỏi ươn
Mấy ngày hôm nay mưa tợn
Ẩm trời, khó ở, đến ghê.
.
Ừ thì, một đêm thôi nhé
Mai đừng, nữa gạ một đêm
Mùa này ẩm trời dài lắm
Da đây thịt đấy đến mòn.
*.
Hà Nội, 13 tháng 03.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 23-24) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH



          XXIII

          Còn dăm hôm nữa là ngày đại hội đảng bộ xã. Trên các ngả đường dẫn vào trụ sở xã cờ và các băng rôn khẩu hiệu được treo rực rỡ.
          Đại hội kỳ này cấp ủy phân công Tuấn làm trưởng ban khánh tiết. Công việc khá bận rộn. Sáng nay Tuấn có hai nhiệm vụ chính phải làm. Việc thứ nhất là lên huyện ủy gặp bí thư hoặc phó bí thư để thông qua chương trình đại hội. Việc thứ hai là gặp cánh loa đài của huyện ký hợp đồng thuê loa đài, thuê người phục vụ trọn gói. Việc thứ nhất chẳng có gì phải nói. Bởi chương trình nghị sự đã có văn bản hướng dẫn cứ thế mà thực hiện. Còn việc có gặp được bí thư hay phó bí thư không cũng chẳng cần thiết. Văn phòng huyện ủy sẽ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến bàn làm việc của các lãnh đạo.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

DANH TƯỚNG HỌ PHẠM: QUỐC LANG ĐẠI VƯƠNG


Nhà NC Phạm Ngọc Khảnh

          Ghi chép của Phạm Ngọc Khảnh

          Hùng Vương thứ VI - Hùng Huy Vương là một vị vua của nước Văn Lang, trong lịch sử Việt Nam, tương truyền ông là người đã cùng nhân dân Văn Lang chống lại sự tấn công của giặc Ân xâm lược. Hùng Huy Vương 81 năm trị vì đất nước( 1713 - 1632 TCN).
          Thời ấy, cách đây khoảng 3700 năm ở thôn Long Tửu, xã Đông Ngàn, tổng Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; nay là thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Có một người con trai họ Phạm tên Lang và một chàng trai họ Trần tên Khiết, cùng một người khác ở xứ Hoan Châu họ Nguyễn tên Khang. Cả ba người là Phó tướng, Tỳ tướng của Phù Đổng đánh đuổi giặc Ân. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, tướng giặc là Thạch Linh Thần tướng bị chém đầu. Cậu bé làng Gióng tên Gióng đi đến đâu cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào đầu quân địch. Giặc tan, đến núi Sóc Sơn Gióng cởi áo, cưỡi ngựa về trời. Vua Hùng nhớ đến công lao của Gióng, chưa thấy ai như thế, chưa biết lấy gì báo đáp bèn truy tặng ông là Phù Đổng Thiên Vương, còn các Phó tướng, Tỳ tướng đều được ban tặng tước: ông Nguyễn Khang là Bảo Khang Đại Vương, ông Trần Khiết là Minh Khiết Đại Vương và ông Phạm Lang là Quốc Lang Đại Vương, cấp cho các ông hưởng thụ lộc tại trang Đông Ngàn thuộc huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn; Nơi đây đều phụng thờ các ông. Ở đất Đông Ngàn trong cảnh thái bình, khi nhàn rỗi dạo ngắm sơn thủy, dòng Thiên Đức sa giá đến nơi vô sự, thưởng thức nhã nhạc đàn ca, xem hoa thưởng quả hân hoan với phụ lão chốn quần phương vui vẻ với dân bốn cõi...

Những thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ điển và điển cố (Kì 9-10)



Nguyễn Ngọc Kiên

          (21) 对牛弹琴 [đối ngưu đàn cầm] (đàn gảy tai trâu)
          Thành ngữ này có nghĩa đen: Gảy đàn cho trâu nghe thì trâu sẽ chẳng hiểu gì.
          Ngụ ý: Nếu đối tượng tiếp nhận không hiểu gì về nội dung, lĩnh vực mà mình cần truyền bá, giảng dạy thì cả 2 phía đều phí công vô ích. Ngoài ra, câu thành ngữ này cũng chỉ việc thuyết giảng đạo lý với 1 người ngang ngạnh, nói mãi không chịu nghe.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Sách mới: NGƯỜI GIEO CHỮ: Thơ Hội cựu giáo chức huyện Xuân Trường / Nhiều tác giả



          Chúng tôi vừa nhận được tập sách do cựu Nhà giáo Vũ Huy Chú gửi biếu:

          NGƯỜI GIEO CHỮ: Thơ mừng nhà giáo Vũ Huy Chú 70 tuổi đời, 30 năm tuổi Đảng / Nhiều tác giả. – Nam Định: Hội Cựu Giáo chức huyện Xuân Trường xb, 2017. – 104 tr. ; 19 cm.



THƠ XUÂN DIỆU - TÌNH HUY CẬN (Tung hoành trực khán đúp) / Văn Cường


Huy Cận (trái) và Xuân Diệu



“Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông,
Biển chứa long lanh sóng vạn trùng !
Trái đất - ba phần tư nước mắt.
Đi như giọt lệ giữa không trung”.

(Trích bài thơ LỆ của Xuân Diệu)

“THẰNG CHÁU” TRONG MƠ (tạp văn Đặng Xuân Xuyến)



          Trưa (23 tháng 02 năm 2014), ngủ, lại mơ lên 344 Đường Láng. Thấy bà Mùi và bà Tý cãi nhau hăng lắm. Bà Mùi xông vào quán, ôm đồ đạc của bà Tý vất đầy ra ngõ, rồi chỉ mặt, chì chiết, chửi bà Tý là con mụ béo, con nhà quê. Bà Tý hăng tiết, chửi lại bà Mùi là con nặc nô, con “a đầu” rẻ rách, rồi cầm cán chổi tới tấp đập vào đầu bà Mùi. Đau quá, bà Mùi lăn đùng ra ăn vạ. Bà giãy hăng lắm. Vừa lăn vừa gào nhưng mắt vẫn canh chừng cán chổi của bà Tý: - “Ới làng ới xóm mau cứu tôi với. Con Tý nhà quê nó đang định giết tôi đây này…”

CHUYỆN NHÀ HỌ NHÂM (Chuyện có thật viết từ làng Xuân Hy) / Nguyễn Kim Trì


Tác giả Nguyễn Kim Trì

          1. Thầy pháp

          Dòng họ Nhâm ở Phượng Minh có rất nhiều ruộng đất, con ăn đầy tớ nuôi trong nhà đến vài chục người, con cháu cũng được học hành tử tế, không có người đỗ cao nhưng cũng có ông tú này tú nọ. Ông Nhâm Đình Liêm cũng là người đáng nể trong họ này, đặc biệt có bà vợ rất hiền lành và tử tế, với người ăn người làm trong nhà, bà không coi họ là người ngoài, tiếng lành đồn xa tiếng dữ cũng đồn bẩy đồn ba ngày đường, trong vùng tôi có câu: Tử tế bà tú Liêm. 

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Bình quyền – Luyện Bút - Cảm tác bài thơ “Xuân” của Chế Lan Viên / Văn Cường


Nhà thơ Văn Cường

CẢM TÁC BÀI THƠ “XUÂN” 
CỦA CHẾ LAN VIÊN

“Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo xuân sang”

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Những thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ điển và điển cố (Kì 8)


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

          Nguyễn Ngọc Kiên

          (17) Tái ông thất mã塞翁失馬
          (Tái ông mất ngựa)
          Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về câu thành ngữ “Tái Ông thất mã”.
Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười mà rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.

VỀ ĐI EM: Thơ Đặng Xuân Xuyến



- Thương tặng T.T.Q.T -

Về đi em! Về ngắm trăng buông
Câu mái đẩy lèn sâu ký ức
Dựa vai anh ngắm đời rất thực
Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi.

Em cứ về! Ừ! Một lần thôi
Dẫu nắng bên sông không còn chấp chới
Câu lý ngày xưa dẫu thôi diệu vợi
Ta tựa vai nhau nối lại câu hò.

Em cứ về! Đừng mải đắn đo
Về một lần thôi nằm nghe sông hát
Về một lần thôi rộn đêm gió mát
Nghe tiếng lòng khủa nước đêm trăng

Em cứ về! Ừ! Một đêm trăng...
*.
Hà Nội, đêm 30 tháng 07/2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VUA TRẦN DỤ TÔNG TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT*


Tác giả Trần Mỹ Giống

          Trần Mỹ Giống

          Trong 175 năm tồn tại (1225 - 1400), nhà Trần đã để lại một di sản to lớn, độc đáo trên các mặt quân sự, kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá giáo dục... đưa nước Đại Việt lên một tầm cao mới. Gần 7 thế kỷ đã trôi qua, hào quang của vương triều Trần vẫn toả sáng lịch sử Việt Nam. Trong việc đưa đất nước đến thịnh trị, các vua Trần có vai trò đặc biệt quan trọng. Trần Dụ Tông là một trong số 14 vị hoàng đế nhà Trần đã có công đóng góp đáng kể vào văn hóa Trần.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

7.Thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ điển và điển cố


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên
          
Nguyễn Ngọc Kiên

          (15)Vô cùng vô tận
          Thành ngữ này có xuất xứ từ bài thơ Đạp sa hành () của Án Thù) (晏殊)  đời  Bắc Tống. Nguyên tác của bài thơ như sau:

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

VỢ CHỒNG MÌNH – VỢ - HOÀNG HÔN – VỢ VÀ QUAN – MÃNG XÀ VƯƠNG: Chùm thơ Phạm Liên



Nhà thơ Phạm Liên
VỢ CHỒNG MÌNH

Em đã cùng anh dệt mộng vàng
Bốn nhăm năm ấy nghĩa tao khang
Tứ thân phụ mẫu: Anh làm trọn
Nội thất tề gia: Em vẹn toàn
LIÊN kết vào nhau mưu sự nghiệp
Ngọt BÙI chia sẻ lúc gian nan
Men tình giọt nghĩa keo sơn mãi
Duyên nợ ba sinh phúc ngập tràn.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

GỬI NGƯỜI XA / Nguyễn Ngọc Kiên – CHUYỆN RIÊNG CÙNG DIỄN VIÊN CHÈO / Tống Đức Hiển


Nhà thơ Nguyễn Ngọc Kiên

GỬI NGƯỜI XA
                       
Nguyễn Ngọc Kiên

Thơ tình tôi viết tặng em,
Đêm Hà Nội trời cao xanh vời vợi

Hàng cây xanh xạc xào gió thổi
Đang thì thầm nỗi nhớ gửi người xa.
Bao tháng ngày thấm thoắt trôi qua,
Với những chiều tiễn đưa, những đêm hò hẹn
Em như cơn mưa đầu hè chợt đi rồi chợt đến
Mái trường hồng bao kỉ niệm thiêng liêng
Nhưng mỗi người ai chẳng có cuộc đời riêng
Ai chẳng có những bồng bột vô tư của một thời tuổi trẻ
Dẫu những lời của hôm nay là “dời non lấp bể”
Thì mai vẫn hai trời li biệt ngóng tin nhau
Vẫn biết rằng những mất mát buồn đau
Với những gì của hôm nay chỉ còn trong thương nhớ
Những gì của hôm nay sẽ thuộc về quá khứ
Thì ta cứ nghĩ về nhau như buổi ban đầu
Để tâm hồn đẹp mãi với mai sau!

Đêm  Hà Nội trời cao xanh vời vợi,
Hàng cây xanh xạc xào gió thổi…

Nguyễn Ngọc Kiên