Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

KẺ BẠC TÌNH: Thơ Đặng Xuân Xuyến








Lời thường nói chẳng thèm nghe
Lẳng lơ nên mới éo le lối về

Xưa ai khéo phụ câu thề
Đem tình chồng vợ quét lê phố phường
Giờ rằng thương nhớ đủ đường
Lảng quên những lúc xúc tường đổ đi

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

NGƯỜI ƠI… NGƯỜI Ở: Thơ Đặng Xuân Xuyến






         - Với Nguyễn Minh Phượng -
  
Ngơ ngác níu tìm “người ơi người ở”
Chống chếnh men say “người ở đừng về”
Quan họ dặt dìu
Chông chênh câu hát
“Yêu nhau cởi áo trao nhau”
“Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay”...

Chuyện Chiếc Cầu Đã Gãy / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

          Nguyên một tuần nay, ngày nào hắn cũng từ trên triền đồi chạy xuống đầu cầu, nhìn qua bên kia con suối lớn, khóc và bảo: Thế là mình lại dốt nữa rồi. Rồi quây lưng chạy một mạch về nhà, trông rất là tội nghiệp.
          Sau ba mươi năm giải phóng, cái buôn nơi hắn ở được nhà nước quan tâm và xây dựng cho cây cầu cây dài bắt ngang qua con suối rộng hơn năm mươi mét. Nơi đây xưa nay từ buôn nầy, muốn sang buôn khác người ta (Nói chung là người lớn) hay lội, bơi qua hoặc dùng những chiếc xuồng đẽo chèo bọc trên đầu suối thì mới qua được và ngược lại thì cũng làm y như thế. Riêng các trẻ em thì bó tay, đành đứng bên nầy nhìn sang bên kia mà cả thời thiếu niên chẳng biết bên ấy là cái gì. Thê thảm thật. Bởi thế, các em chẳng được học cao, chỉ võn vẹn hết bậc tiểu học mà thôi.

Chiếc Áo Dài - Mùa Thu Lưu Luyến - Trăm Năm Tình Vẫn Nhớ - Sao Em Lại Là Con Gái? - Nhật Ký Buồn - Thời Thiếu Nữ - Thú Vị Của Cuộc Đời - Nhớ Về Phương Xa : Chùm thơ Lệ Hoa Trần


Nhà thơ Lệ Hoa Trần



Chiếc Áo Dài

Phụ nữ nào cũng đẹp
Đàn bà nào cũng xinh
Nhất là khi trên mình
Mặc chiếc áo dài "Quê......"

Đầu thả mái tóc thề
Tha thướt trên đường chiều
Đi bên người mình yêu
Vào những ngày chủ nhật

Cùng bao người tất bật
Dự lễ hội mùa xuân
Theo mẹ đến chùa gần
Viếng nhà thờ lạy chúa

Chiếc áo dài xanh lúa
Thể hiện tuổi thanh xuân
Chiếc áo dài xám vừng
Hiện thân người mẹ Việt.

29-07-2017

Trứng Mà Sao Hơn Vịt? / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

          Trên đường từ Siêu thị về nhà, hắn tấp vào quán rượu quen mua một chai rượu mạnh Napoleon. Gương mặt còn đang giận dữ, tay run run cầm tờ giấy bị đuổi việc, miệng lầm bầm: Té ra con quỷ cái chủ Siêu thị Việt Nam nầy cũng khá thâm độc nhỉ.
          Hắn là một người Việt gốc Hoa đi sang Đức theo diện đăng ký hồi năm 1978. Phải công nhận hắn là một con người rất siêng năng, đáng phục. Từ ngày sang Đức, sau khi học khóa sinh ngữ cơ bản là chín tháng, nhẩy ra hắn đi làm luôn đến hôm nay. Nói chung hắn chưa một ngày nào bị thất nghiệp. Trong khi những người khác cùng học chung với hắn xong, họ tà tà ở nhà lãnh tiền trợ cấp độ vài năm hay ít nhất là một năm thì mới chịu đi làm.

CHUYỆN THƯỜNG TÌNH – XIN ĐỪNG TRÁCH NHAU – CHUYỆN TÌNH ANH SĂN THÚ – XIN MỘT LẦN LÀM NẮNG – THAO THỨC TÌNH THIÊN THU – ĐỈNH GIA : Chùm thơ Thủy Điền



Nhà thơ Thủy Điền
 

Chuyện Thường Tình

Mùa đi qua, tiết cũng đi theo
Luật trời, đất xưa nay, vẫn thế
Trong tiềm thức người ta hay kể
Tre phải gìa, măng mọc chớ em

Hạ đi qua, thu đến bên thềm
Cây xanh lá- đến hồi tàn úa
Hết tuổi xuân- là phải già nua
Vòng Vũ trụ xoay tròn một cõi

Em, em hỡi ! Xin em đừng vội
Khoác vào lòng chiếc áo mùa thu
Để tự nhiên và hãy từ….. từ
Đời dài lắm, trăm năm đăng đẳng

Hãy ngước lên, nhìn xa, ngó thẳng
Mùa có thay, tiết đổi mặc tình
Hãy vui lên, giữ trọn niếm tin
Còn hơi thở là còn sức sống.

29-07-2017

ĐÔI ĐIỀU CẦN NÓI THÊM VỀ VIỆC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI KHÓA 8 HỘI VHNT NAM ĐỊNH



 
         Đại hội khóa 8 Hội VHNT Nam Định đã quá thời gian quy định gần một năm. Nhiều hội viên quan tâm trao đổi với trang chủ blogTMG băn khoăn rằng tỉnh thiếu quan tâm chỉ đạo, việc bùng nhùng về kiểm tra tài chính hội đúng hay sai (người kiểm tra kết luật sai, chủ tịch lại bảo không sai...). 

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

ĐƠN THƯ NGỎ CỦA ÔNG VŨ MẠNH ĐOAN GỬI ÔNG GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI NAM ĐỊNH…



Ông Vũ Mạnh Đoan

          Thưa với mọi người
          Bản thân tôi và gia đình cũng như nhiều người dân trong làng không hiểu tại sao trên sáu chục năm qua gia đình tôi là gia đình liệt sỹ ,mọi chế độ chính sách đều được hưởng như các gia đình liệt sỹ khác.Thế mà từ năm 2014 khi nhà nước có chính sách thờ cúng liệt sỹ thì gia đình tôi lại không có.tiêu chuẩn đó.Tôi đã làm nhiều đơn đề nghị nhưng vẫn chưa được giải quyết .Cho nên bắt buộc tôi phải gửi đơn này bằng đơn điện tử..Mong mọi người nói giúp đến tai ông giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Nam định và các đồng chí lãnh đạo của tỉnh nữa.

          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                   ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC

                        ĐƠN ĐỀ NGHỊ

          Kính gửi ông giám đốc sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Nam Định.
          Đồng kính gửi các đồng chí lãnh đạo tỉnh (để biết và cho ý kiến)
   

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Chuyện về niềm tin tín ngưỡng: NHỮNG CHUYỆN NGÔ TIẾN VINH KIỂM CHỨNG / Đặng Xuân Xuyến kể



          Cuối năm 2010, Ngô Tiến Vinh về đầu quân cho Công ty Văn Hóa Bảo Thắng, đến cuối năm 2013 thì nghỉ việc. Tiếng là Công ty nhưng thực chất lúc đó chỉ còn lại Nhà sách Bảo Thắng được co cụm, rút về 7/61 Nguyễn Văn Trỗi (Hà Nội) để chờ ngày giải tán nên toàn công ty chỉ có mấy người, vì thế mà tôi và cháu (Ngô Tiến Vinh) có thời gian gần nhau nhiều.

Sách mới: KHUYỂN ĐẾ : Tập truyện của Nhà văn Trần Tâm



         


          Nhà văn Trần Tâm - Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh, sinh ngày 01- 01-1951 tại Khu H1, Cẩm Bình, Cẩm Phả - Quảng Ninh. Ông từng làm công nhân mỏ than Đèo Nai.  

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

HÁT VỀ QUÊ MẸ và XUÂN TRƯỜNG QUÊ TÔI của Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn



            Nhạc sĩ tài danh Phạm Minh Tuấn, quê Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Qua sông, Đất nước, Bài ca không quên, Khát vọng, Mùa xuân từ những giêngs dầu.....  Trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai trong số những ca khúc hay của Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn:

Hát về quê mẹ
Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn
Thể hiện: Ca sĩ Vân Khánh




Sách mới: “QUÊ NGHÈO ĐÓN BÁC” và “TÌNH YÊU THUNG LŨNG HOA” CỦA NHÀ VĂN GIANG PHONG



          Nhà văn, nhà báo, tác giả kịch bản, nhà thơ Giang Phong được bạn đọc hâm mộ với những tập truyện: Màu trắng tinh khiết, Trang sách học trò, Chú lùn tốt bụng… Các tập kịch: Tiếng trống trường, Gió từ đồi bạch đàn, Sương mù, Phía sau ông ấy, Búp bê nhựa, Họa mi lại hót, Quan đầu tỉnh… Các tiểu thuyết: Nước mắt về chiều, Cạm bẫy, Chuyện riêng của em…
          Tác phẩm mà Giang Phong vừa ra mắt bạn đọc là một tiểu thuyết viết về cuộc sống vùng mỏ.

TÌNH YÊU THUNG LŨNG HOA : Tiểu thuyết / Giang Phong. – H.: Nxb. Hội Nhà văn, 2017. – 231 tr. ; 19 cm.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 12) / TS. Nguyễn Ngọc Kiên chọn và dịch thơ



 
TS Nguyễn Ngọc Kiên


          NHÀ THƠ VƯƠNG XƯƠNG LINH
          Vương Xương Linh 王昌齡 (khoảng 698-756) tự Thiếu Bá 少伯, người đất Giang Ninh (tỉnh Giang Tô), năm 727 (đời Ðường Huyền Tông), thi  đậu tiến sĩ, được bổ làm chức hiệu thư lang. Sau vì sơ suất về hành vi, bị biếm ra làm chức úy tại Long Tiêu, ở phía Tây sông Tương. Khi trở về quê nhà, gặp lúc loạn lạc, bị Thứ sử Lư Khâu Hiển giết chết vì tư thù.
           Vương Xương Linh được người đương thời xưng là Thi thiên tử, có bạn thân là Vương Chi Hoán và Tân Tiệm.
(Theo thivien.net)


Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

PHÍA KHÔNG EM : Thơ Đặng Xuân Xuyến







Em hững hờ thả từng lọn trăng suông
Anh nén thở đè muôn ngàn con sóng
Vòng tay ôm có phần em lơi lỏng
Khẽ co người khi chạm khúc triều dâng.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Đêm Miên Man (Hay Xem Như Là Của Ta) / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

    Sau đêm miên man. Sáng thức dậy, Casar đã chuẩn bị cho nàng một mâm nhỏ ăn sáng và bình Cà-phê sẵn, rồi vào phòng nằm nghỉ tiếp. Vừa ăn sáng, vừa uống Cà-phê , nàng bảo thầm: Mình có ác với ông ta không thế? Đã như vậy, mà ông ta vẫn lo cho mình chu toàn. Trong chuyện nầy ông làm ngơ hay là ông không biết ?

      Khi bà qua đời, là lúc ông cũng vừa được nghỉ hưu. Ông lúc ấy 67 tuổi đời, chẳng có con cái chi cả. Với căn nhà rộng thênh thang một mình, một bóng, thật cô đơn, ngày ngày chỉ biết ăn và ngủ hoặc đi dạo vòng quanh các ngõ là cùng. Hai năm sau khi bà mất ông cảm thấy cuộc sống rất cơ cực từ mọi phía. Ngồi nghĩ định tìm một người bạn gìa để níu kéo lẫn nhau vào lúc xế chiều, nhưng đợi mãi chẳng thấy bóng ma nào ve vãn đến với mình.

Tưới nước đêm trăng – Từ ấy - Sầu đông – Từ lúc em về - Ví tình như những mùa qua – Mẹ tôi – Tiếng sáo diều – Ta chẳng biết : Chùm thơ Thủy Điền, Lệ Hoa Trần



 
Nhà thơ Thủy Điền


Tưới Nước Đêm Trăng
                                                                 
Đêm thu ngồi ngắm trăng vàng
Nhớ thương, thương nhớ cô nàng cùng thôn
Tôi yêu cô lúc còn non
Ngày ngày cắp sách lon ton đến trường
Thương mà chẳng dám nói thương
Cứ theo sau gót mõi mòn bao năm
Tình yêu mãi giữ âm thầm
Chờ ngày hoa nở bảo rằng mình yêu
Ai dè, một sáng, một chiều
Hoa vừa hé nở, người dìu sang sông
Bỏ tôi, cô đã lấy chồng
Đứng trên đê nhỏ, lệ dòng tuôn rơi
Nhìn theo trống lộng, sắc, người
Ngựa, hoa pháo nổ. Tơi bời xác thân 
Giận tôi, sao quá ngu đần
Yêu mà không nói, cứ lần theo sau
Thương cô chờ ánh trăng cao
Đêm nào cũng thế, ra vào sầu bi
Cầm thùng tôi tưới cây si
Cho lòng thanh thản những khi thăng trầm
Phương xa nàng hiểu tôi chăng?
Tôi thương nàng lắm. Hỡi nàng cùng thôn.

Thủy Điền
21-07-2017


Xực Cháo Lậu / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

       Mặt trời gần đứng bóng. Mụ sẩm Muối mặt đỏ, hầm hầm, đi tới, đi lui tức giận. Cái lão Bành nầy chỉ có đi xực bát cháo lậu, dẫm ly Cà- Phê thôi, mà từ lầu sáng lến giờ vẫn chưa thấy về. Vậy là một  thúng giò cháo quẩy và mấy thùng cải chua của ngộ chắc phải tự xực hết quá, trưa trờ, trưa trật như thế nầy ai mà mua nữa.

      Vào những năm 77- 80 của thế kỷ trước, khi đất nước đã thâu về một mối, chiến tranh đi qua. Nói chung là hoà bình được lập lại. Lẽ ra hồi ấy tất cả cái gì cũng được tự do thì dễ thở hơn. Nhưng ngược lại, tất cả đều bị cấm. Mà hỡi càng nghiêm cấm, thì người ta lại càng làm chui nhiều hơn. Đó là sự cân bằng của cuộc sống. Nếu không làm chui, làm lén thì lấy gì mà nhai, chẳng lẽ ngồi chịu chết sao?
      Bởi khi có những lệnh ấy được ban ra, các người dưới cấp thi hành một cách rất tích cực, luôn luôn nghe ngóng, tìm tòi những ai đã làm sai những luật lệ nầy. Hầu bắt bớ, tịch thâu và lập thành tích.

NHÀ SƯ CHIẾN SĨ – BÊN ĐÀI TƯỞNG NIỆM / Trần Hùng Thắng



Nhà thơ Trần Hùng Thắng

 
  NHÀ SƯ CHIẾN SĨ

Kính tặng ni trưởng Đàm Thành – chùa Hoành Quán, xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định


Có cô bé tuổi mới lên năm
Mở lối đường tu lánh bụi trần
Trước cảnh nhà tan dân nước mất
Tấm lòng ái quốc chẳng sao an

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

XÃ XUÂN TRUNG (HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH) TỔ CHỨC LỄ CẦU SIÊU TRI ÂN LIỆT SĨ…






          Đảng, chính quyền nhân dân xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ chức Lễ cầu siêu tri ân liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Trung từ ngày 24 đến ngày 26/7/2017 do chính quyền, nhân dân, tăng ni Phật tử thực hiện.

CẤM ĐỔ RÁC Ở ĐÂY : Truyện mini của Vương Mông ; Nguyễn Ngọc Kiên dịch từ nguyên văn tiếng Trung Quốc



 
Nhà văn Vương Mông

          Địa phương A và địa phương B triển khai cuộc thi vệ sinh; đặc biệt là khâu quét dọn rác. Cư dân của hai địa phương tốn  rất nhiều công sức. Ngày kiểm tra vệ sinh, hai địa phương không có một hạt bụi. Cờ đỏ tung bay phấp phới.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 11) / Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


TS Nguyễn Ngọc Kiên
 
 

NHÀ THƠ VƯƠNG BỘT

Vương Bột 王勃 (649-675) tự Tử An 子安, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).
Khoảng 675-676, lúc 27-28 tuổi, Vương Bột bị đắm thuyền, chết đuối ở biển Nam Hải trên đường sang Giao Chỉ thăm cha.

 


Lời hẹn tháng Tư / Đặng Xuân Xuyến







        - Tặng 1 “người dưng” trùng tên với Phượng -

Tháng Tư qua lâu rồi 
Người dưng chưa trở lại
Phượng rực trời 
Cháy rụi nắng chiều qua.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Căn Nhà Cuối Bãi / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

   Gần hai năm nay, khi ông bà Robert đột ngột qua đời, căn nhà bổng nhiên bị bỏ hoang, trống vắng, cây lác mọc um tùm, không lối vào. Thật là hoang uổng.
       Ông bà Robert là một thương gia giàu có, trước đây mười năm, khi chuẩn bị về nghỉ hưu, ông bà đã chọn mua miếng đất gần cuối bãi và xây một căn nhà lộng lẫy để hưởng già cùng hai người con trai. Khi căn nhà được xây xong, chiều cuối tuần hay những ngày lễ nào họ cũng thường đưa gia đình đến đây để hưởng những làn gió mát, trong sạch một cách đều đặn như đi nghỉ hè. Sau đúng mười năm như dự định họ bán tất cả những cơ sở cố định và dọn hẳn về cuối bãi nầy để ở. Cuộc sống họ rất hạnh phúc và an nhàn với những ngày còn lại.

Bỏ lại sau lưng – Ngày tựu trường – Nỗi buồn trong đêm đen – Bóng quê / Lệ Hoa Trần


Nhà thơ Lệ Hoa Trần



Bỏ Lại Sau Lưng

Ngày anh đi, mưa nhiều, chiều tháng bảy
Trời u buồn, đường vắng, lạnh tái tê
Đứng trông theo mà dòng lệ dầm dề
Xem như đã mất rồi, người…tất cả

Ngày anh đi xung quanh dường qụy ngã
Không gian nào ngăn nỗi  được bước chân
Chính người thân mà chẳng chút ân cần
Thì vạn vật xá gì trong phút cuối

Ngày anh đi bùi ngùi lòng tiếc nuối
Thương những ngày tháng cũ đã đi qua
Nhưng người đi phế mặc kẻ quê nhà
Đành bỏ lại sau lưng “Trời kỷ niệm “

Ôi ! Tiếc quá cuộc đời sao phù phiếm ?
Biến tình yêu thành những vết thương lòng.

Lệ Hoa Trần

16-07-2017

Người Tình Trong Ngắn Ngủi / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

    Sau đêm ân ái, nàng chợt nghĩ ra mình không thể tiếp tục với Dieter được nữa, phải chấm dứt ngay là biện pháp tốt nhất. Bởi, chàng đã có cô con gái riêng cùng Ela. Dù quyết định hơi sớm và có vẻ ích kỹ, nhưng sẽ tránh được những phiền phức về sau.

      Giữa khuya, đêm dạ hội cuối tuần trở nên ồn ào hơn, Karin nhìn thấy một người đàn ông lạ đang ngồi gục đầu bên chai rượu, trông có vẻ buồn thảm và sầu đời lắm. Đang nhẩy với người bạn gái, nàng xin lỗi, rồi bỏ ngang và tìm đến người đàn ông lạ, làm quen. Hai ly rượu được rót đầy, tâm sự đến suốt gần hai tiếng đồng hồ. Họ dường như đồng cảm và kể cho nhau nghe tất cả về mình. Đêm dần sáng- dần sáng, rượu cũng cạn dần, tay liền tay dìu nhau lên chiếc Taxi và phóng thẳng về nhà chàng. Trong giây phút quây cuồng theo men rượu và tình yêu, nàng chẳng nghĩ gì ngoài chuyện ái ân. Chàng cũng thế và xem như nàng là vị cứu tinh khi cuộc đời đang lỡ bước.

Dấu Thời Gian - Cuộc Đời Vội Vả - Những Giấc Mơ - Còn Vương Nỗi Sầu / Thủy Điền




Dấu Thời Gian
Nhà thơ Thủy Điền

Dấu thời gian
Như những dòng tim đập
Lúc cao dâng
Lúc thì hạ thấp
Không thẳng, bằng
Như như mặt hồ, sông

Ngày yêu em
Tưởng chừng là giấc mộng
Sẽ êm đềm
Và, hạnh phúc dài lâu
Có ngờ đâu
Vừa mới bước qua cầu
Em một ngả, còn anh một ngả

Đứng chơ vơ giữa trời nghe buồn quá
Như Nai vàng lạc mẹ chốn rừng hoang
Dấu thời gian cứ ngỡ giấc mộng vàng
Nhưng chỉ đọng, xa xa màu đen thẩm.

14-07-2017

CHÚNG TA LÀ ĐỒNG LOẠI : Truyện ngụ ngôn của nhà văn Vương Mông ; (Nguyễn Ngọc Kiên dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc)


Nhà văn Vương Mông

Một buổi tối, chim sơn ca đang hót, rắn hướng về phía sơn ca đọc một bài luận văn, luận chứng là rắn này là đồng loại của sơn ca.
Luận  văn nói rằng, nó là trứng của rắn, nguyên là cùng với trứng sơn ca đẻ ra; điều đó cũng có nghĩa là, chúng là đồng hương. Lúc đó, chúng là noãn bào do cùng tiếp thu ánh sáng mặt trời mà nở ra. Nói như vậy, có nghĩa là chúng cùng tổ tiên. Thứ ba, chúng cùng thích hót vào ban đêm và tiếng hót (theo quan điểm của rắn) là tưởng tượng ra. Thứ tư, chúng đều thích hoạt động trong vườn hoa. Thứ năm chúng đều không thích mùa đông và băng tuyết. Thứ sáu, chúng đều thích hoa hồng. Điều đó đủ để chứng minh, chúng có nhiều điểm chung… cùng chí hướng. Thứ bảy….

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

TÌNH TRONG “CƯỠNG XUÂN” - TẬP THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Châu Thạch


Châu Thạch

          Có lẽ không ai cầm tập thơ “Cưỡng Xuân” của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến mà không có một chút hoang mang với tên của tập thơ... Một người bạn thơ nói với tôi: “Cưỡng Xuân” là khống chế mùa xuân, nghĩa là hoặc làm cho xuân đến sớm, hoặc làm cho xuân quay lại. Với tuổi đời của Đặng Xuân Xuyến hiện nay, cưỡng xuân tức là làm cho xuân đã đi qua quay trở lại. Riêng tôi, tôi cũng lấy cái chủ quan của mình để hiểu được phần nào ý nghĩa của hai từ “Cưỡng Xuân” khi đọc được hai bài thơ trong tập thơ này.
Bài thơ thứ nhất có đầu đề là “Cưỡng” như sau:
“Rỉ rắc mưa
Rét ngọt trở mùa
Em vê tròn ném tôi vào cơn lốc

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Khát vọng hòa bình trong thơ Hải Như / Trần Mỹ Giống



Nhà thơ Hải Như và Trần Mỹ Giống



           Hơn ai hết, người lính mong muốn trên đời không còn cảnh những người vợ chờ chống như nàng Tô Thị. Họ hiểu, trân trọng tư tưởng và góc nhìn khác thường, chân thực về chiến tranh của nhà thơ Hải Như.

                             "Nàng Tô Thị không còn cầu chúc hành tinh"
                                                                   (Thơ Hải Như)

          Tượng nàng Tô Thị từ lâu đã trở thành biểu tượng người vợ lính chờ chồng mòn mỏi đến hóa đá. Ngày 27-7-1991, tượng nàng Tô Thị bị kẻ xấu phá đổ để lấy đá nung vôi. Dư luận quần chúng bất bình, xôn xao, báo chí thi nhau lên án Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Lạng Sơn đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ tượng nàng Tô Thị.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

XƯỚNG HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT tháng 7/2017 / Văn Cường và bạn thơ



Nhà thơ Văn Cường

Bài xướng của Kim Dung (Trúc Chi)
(CLB Thơ Nguyễn Trãi - Nhuệ Giang)

XUÂN NHỚ BẠN XA
(Chiết cú, vĩ ngũ ngôn cách)

Xuân đến lòng nhung nhớ bạn xa
Dẫu thăm đâu cũng có nơi nhà
Cửa cài, then đóng, người đi vắng
Ngõ quạnh, vườn thưa, cảnh nhạt hoa
Còn đấy hồ xây bên liễu rủ
Đâu rồi xướng họa mình cùng ta
Tưởng rằng gặp gỡ vui đầm ấm
Tia nắng mới bừng, sương đã sa.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

SÁNG MỖI VẦN THƠ TỎ NÉT NGƯỜI / Phạm Ngọc Khảnh



(Đọc tập “Chân sóng ngọn nguồn” thơ Phạm Trọng Thanh - NXB Hội nhà văn tháng giêng 2015)
                                                                         
Pham Ngọc Khảnh
        Đây là tập thơ thứ 8, sau 22 năm đèn sách nối vần của nhà thơ Phạm Trọng Thanh.
        Bốn mươi sáu bài trong tập thơ “ Chân sóng ngọn nguồn”  mỏng mảnh chưa đầy trăm trang. Diễn tả đủ cả tình cảm con người, phong sương, cây cỏ... nhưng đầy đặn nhất, ấn tượng nhất là nói về tình người, tình bạn bằng những đồng điệu câu thơ. Quả vậy riêng mảng này đã đề tặng, khắc họa tới 20 chân dung thi sĩ, ấy là chưa kể không ít những bài khác tuy không nói rõ họ danh nhưng cũng phảng phất bóng ai rồi.Ở đây, không tiện thống kê từng người, từng bài, chỉ xin đụng đến những mạch huyệtt, mang tính dẫn chứng để chúng ta cùng suy nghĩ mà thôi.