Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 18) / Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


TS Nguyễn Ngọc Kiên

NHÀ THƠ VƯƠNG TRINH BẠCH 王貞白
Vương Trinh Bạch 王貞白 (875-?) tự Hữu Đạo 有道, người Vĩnh Phong 永豐, đỗ tiến sĩ năm Càn Ninh thứ 2 (986) đời Đường.
涼州行 -王貞白

KHÍ TIẾT / Đỗ Trường


 
Nhà văn Đỗ Trường

          Năm Ất Sửu 1805. Gia Long niên hiệu thứ tư. Ngày 4 tháng 11. Tiết trời hanh khô, u ám giăng kín cả làng Tam Đăng, tổng An Chung thuộc huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng. Con đường vắng những bước chân. Chỉ có đàn chuồn chuồn kim chao qua chao lại trên những dậu hoa dâm bụt ven đường. Chính Ngọ, đất trời vụt sáng. Đâu đó có tiếng trẻ khóc ré lên làm Chú Khách bán thuốc rê dạo giật mình. Dường như, tiếng khóc từ ngôi nhà gianh trước mặt. Không biết đứa trẻ vừa sinh nam hay nữ, nhưng chắc chắn sau này sẽ là một quí nhân. Ngẩn tò te suy nghĩ, tính toán một hồi, rồi Khách lẩm bẩm như vậy. Một chút tò mò, Khách nhấc cánh cổng tre, lách vào, đứng giữa sân hắng giọng. Thấy mụ đỡ và người nhà ra vào bận rộn, gã định quay gót. Đột nhiên, thằng nhỏ từ trong nhà lon ton chạy ra, rồi chạy vào, kéo tay người đàn ông có khuôn mặt tưởng chừng khắc khổ, nhưng ngoái lại, toát lên nét nho nhã và tĩnh tại. Người đàn ông cúi người, kéo chốt để mở rộng cánh cửa, Khách vội xua tay:
          - Mỗ tôi đi ngang, nghe tiếng trẻ khóc, nhà chắc có tin vui, vào xin gia chủ gáo nước mưa cho đã cơn khát, rồi đi ngay thôi.
          - Vâng, nhà tôi vừa ở cữ, Chú cứ vào đây uống chén nước cho ấm cái bụng đã.

HƯƠNG QUÊ / Đặng Xuân Xuyến






Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông
Vi vút gió đồng...
  

THỜI THƠ ẤU / Nam Hải




          Tôi thấy tuổi thơ của tôi đói nghèo lam lũ nhưng sao đầy ắp tiếng cười vui nên lúc ngày hè rảnh rỗi tôi ngồi ghi chép lại để đọc cho mấy thằng bạn cũ nó nghe chơi, tôi định có ai đi Tây Nguyên gửi cho vài thằng bạn trong đó cho nó đỡ nhớ quê hương. Đây là tản văn tôi viết về quê tôi về tuổi thơ của tôi về những thằng bạn chăn trâu xóm tôi, thân tặng những thằng bạn có tên sau: Hoan, Đề, Lượng, Vượng, Phúc, Phương, Huy, Thuần, Phong Hưởng và một số thằng nữa…

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

NĂM GÀ GIẢI TOÁN GÀ



(Đề toán của Trạng nguyên Lương Thế Vinh)




Tụ tập đàn gà mổ thóc ăn
Sân nhà thoáng rộng nhảy lăng xăng
Một anh ba ả lân la thiếp
Một chị năm con quấn quýt chàng
Vội đếm thấy rằng trăm bảy mốt (171)
Nhưng chưa phân biệt hết toàn đàn
Nhờ người tính toán ra từng loại
Trống, mái, gà con thật rõ ràng.

HỌA 3 TRONG 1 / Văn Cường



          Học tập thầy Triệu Triệu trong bài viết trong chuyên san “Di sản thơ văn truyền thống Việt Nam” số 1/2017 (NXB Hội Nhà Văn), Văn Cường tôi xin được thử nghiệm một ngón chơi mới:  HỌA 3 TRONG 1 (dùng 1 bài TNBC để song họa cùng lúc cả 3 bài TNBC của Thu Hằng):

BA BÀI XƯỚNG CỦA THU HẰNG (CLB ĐÔNG ĐÔ)

Bài 1: QUẢ ĐỒI

Bác mẹ cho Hằng hai Quả ĐỒI
Quả nào cũng mũm mĩm mâm XÔI
Chóp thời nhọn hoắt giương giương đắc
Lưng lại trơn tru trắng trắng KHÔI
Người muốn leo ngay xem tí một
Kẻ đòi mua đứt thú nhân ĐÔI
Ai đời lại bán cho không đấy
Nhưng phải thử tài một chút THÔI.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 17) / TS. Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


 
TS Nguyễn Ngọc Kiên




NHÀ THƠ LÍ ÍCH – 李益 – Trung Đường
          Lý Ích 李益 (748-829) tự Quân Ngu 君虞, người Cổ Tang, Lũng Tây (nay thuộc huyện Vũ Uy, tỉnh Cam Túc), thi nhân đời Trung Đường.


PHONG NHA KẺ BÀNG QUẢNG BÌNH – QUẢNG TRỊ ƠI : Chùm thơ Trần Đăng Tính



PHONG NHA – KẺ BÀNG QUẢNG BÌNH

Nhà thơ Trần Đăng Tính
          Một vườn quốc gia mênh mang
Thiên nhiên di sản mơ màng hoàng sơ
          Kỳ quan hang động mộng mơ
Núi rừng suối Lạch đón chờ du nhân…

          Mải mê em cứ nhún chân
Mải em anh chẳng ngại ngần dướn theo
          Phong Nha động rộng luồn leo
Kẻ Bàng rừng rậm ai trèo cũng mê

          Khe sâu cảnh đẹp bốn bề
Em cười thỏ thẻ giọng quê Quảng Bình
          Xa miền hang động phiêu linh
Gió ngàn lồng lộng mơn tình lãng du

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

CÙNG EM : Thơ Phạm Công Chính


Nhà thơ Phạm Công Chính



          Cùng em đến cuối trời mây.
Xa nơi phố thị, chất đầy ganh đua,
          Không phải mình đã chào thua,
Nhưng để tâm lắng, như chưa bụi trần

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

XIN GIẤU MẶT – TÌNH ĐÃ LỠ - DÒNG SÔNG QUÊ TÔI – THƯỢNG UYỂN – CÒN TUỔI NÀO CHO NHAU – GIẶT LỤA BÊN HỒ : Chùm thơ Lệ Hoa Trần


 
Nhà thơ Lệ Hoa Trần


Xin Giấu Mặt
  
Xin giấu mặt để che tình bội bạc
Chẳng thèm nhìn cảnh chan chán xung quanh
Yêu, yêu, yêu rồi bỏ, ngoảnh mặt đành
Không tiếc nuối những gì là kỷ niệm

Xin giấu mặt để che tình đàn điếm
Chẳng thèm nhìn cái lũ hạng vô lương
Mở miệng ra là tình ái, yêu thương
Lòng mang nặng phẩm chất đầy dã thú

Xin giấu mặt để người đừng chăm chú
Kẻ khốn cùng còn hiện diện thế gian
Tạm cho ta là một đóa hoa tàn
Nhưng còn chút, gọi gì là danh dự

Xin giấu mặt, ngồi yên và tự nhủ
Kiếp con người sao số phận lao đao.

25-08-2017

NƯƠNG TỰA / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

 
          Liên tiếp sáu căn nhà người Việt nam và một căn nhà ông bà người Đức nằm dọc theo con đường Alexander Strasse. Chiều nào họ cũng xúm nhau ngồi dưới tàng cây to tâm sự, kể nhau đủ thứ chuyện trên đời. Họ thường hay thấy ông bà láng giềng khoảng 17.00 giờ chiều ăn mặc rất chĩnh tề, ôm eo ếch đi ngang qua trông rất tình tự và khoảng hai tiếng sau trở về cũng giống như thế, có khi họ còn gắn bó hơn lúc ban đầu.

TÌNH NGHĨA PHU THÊ – TÔI BIẾT – DÕI MẮT THEO NGƯỜI – GHEN – NHỚ VỀ CHO KỊP MÙA XUÂN – VẪN CÒN TRONG KÝ ỨC – TRĂNG NHỚ MẸ : Chùm thơ Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền


 
Tình Nghĩa Phu, Thê

Ngày xưa
Em là gái chưa chồng
Còn anh
Trai chưa vợ
Ta đem lòng yêu thương
Bây chừ
Chàng, thiếp một giường
Anh chồng, em vợ
Cùng đường mà đi
Ta thề
Trọn vẹn ước mơ
Một lòng chung thủy
Trăm năm bạc đầu
Dù cho
Tình có bể dâu
Đôi ta vẫn nguyện cùng câu vững bền.

25-08-2017

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

MÔ TẢ MỘT NGÓN CHƠI: CHIẾT CÚ – NHIỀU CÁCH ĐỌC / Văn Cường





VÕ ĐẠI TƯỚNG
(Chiết cú – 6 cách đọc)

1. Đủ 56 chữ - Thất ngôn bát cú:

 Tình sâu   yêu xã tắc   khai hoa
Nghĩa rộng  mến non sông  thái hòa
Bản lĩnh   tướng bền chí  lãnh đạo
Can trường  quân vững lòng  xông pha
Trời Nam  xây lũy thép   ngăn tặc
Đất Việt   dựng thành đồng  chống tà
Bái phục  hồn Văn - Võ  hiển thánh
Bia đời   tạc đức công  hoan ca.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Sách mới: THƠ NGUYỄN TRỌNG TIẾP



          Cảm ơn tác giả Nguyễn Trọng Tiếp gửi tặng sách và trân trong giới thiệu cùng bạn đọc:

          THƠ NGUYỄN TRỌNG TIẾP. – Nam Định, 2017. -  87 tr. ;  19 cm.

          Tác giả Nguyễn Trọng Tiếp quê thôn Nam Trang, xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Kỹ sư. Nguyên Chủ tịch huyện Nam Ninh, nguyên Chánh văn phòng UBND Hà Nam Ninh, nguyên Giám đốc Sở Công nghiệp Nam Hà rồi Nam Định.

          Ông làm thơ cốt đẻ gửi gắm tâm sự, nỗi niềm của bản thân. Tập thơ Nguyễn Trọng Tiếp tuyển 93 bài, trong đó có 63 bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ và 30 bài viết bằng chữ Nho.

          Blog TMG giới thiệu với bạn đọc một số bài trong tập thơ này.

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

LÊ ĐỨC THỌ VỚI NGƯỜI CHIẾN SĨ



Tham luận của nhà nghiên cứu ĐỒNG NGỌC HOA - Chánh VP hội sử học Nam Định

Nhà NC Đồng Ngọc Hoa
          Tham luận gồm ba phần:
          - Quê hương Nam Định với đồng chí Lê Đức Thọ
          - Điểm những hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Đức Thọ
          - Đồng Chí Lê Đức Thọ với người chiến sĩ
    
          Nam Định có nền văn hiến lâu đời, là đất địa linh nhân kiệt. Nam Định là nơi nhà Trần khởi nghiệp và phát tích của các vua Trần, quê hương của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân Đại Việt ba lần đánh thắng quân Nguyên mông xâm lược nước ta. Quê hương của nhiều vị trạng nguyên nổi tiếng như: Đào Sư Tích, Trần Văn Bảo, Vũ Tuấn Chiêu, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh và nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú trong đó có Lê Đức Thọ.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 16) / Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


 
TS Nguyễn Ngọc Kiên


          NHÀ THƠ TRỪ QUANG HY
          Trừ Quang Hy 儲光羲 (khoảng 706-763), thi nhân đời Đường. Ông đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 14 (725), cùng triều với Thôi Quốc Phụ 崔國輔, Kỳ Vô Tiềm 綦毋潛.

-儲光羲

CHÀNG LÙN NỂ VỢ (Truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến)


 
          Về làm hàng xóm với nhau từ năm 1998, cũng ngót ngét 20 năm. Gặp nhau vẫn tươi cười chào hỏi, đẩy đưa mấy câu thân tình chẳng động chạm tới ai, kiểu con gà nhà em sáng nay bị cúm, con lợn nhà anh tối qua biếng ăn... Đôi khi hứng chí còn đấm lưng nhau thùm thụp, rồi nắc nẻ cười, có lúc bá vai nhau, mời nhau chén trà, điếu thuốc, chú chú anh anh ầm ĩ cả góc phố. Ấy vậy mà anh tên gì, bao nhiêu tuổi, nhà số bao nhiêu lão cũng chịu. Không phải lão ra vành ra vẻ, vì lão chả có gì để lên mặt ta đây. Lão không biết tên tuổi của anh, số nhà của anh chỉ vì bản tính của lão vốn ngại giao tiếp, lại thêm trí nhớ có vấn đề, cứ nhớ nhớ quên quên nên càng ngại quan tâm lý lịch của người hàng xóm. Lão sợ chuyện ông A “muốn yêu vợ” nhưng bị vợ “cấm vận”, lâu ngày, quá bí bách nên đêm đến lẩn ra đường Giải Phóng tìm mấy em có thói quen “tạo dáng bên gốc cây” để “tâm sự” cho “thoáng trên thông dưới” nhầm thành chuyện ông A “cấm vận” vợ khiến bà vợ bứt rứt phải nhảy sang nhà hàng xóm, thách ông hàng xóm “có giỏi thì đọ vòng eo” xem eo ai nhỏ hơn... Nếu thế thì thành to chuyện. Loạn phố Nguyễn Văn Trỗi. Lão chỉ có mỗi một cái đầu, chả dại.

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

HOÀNG GIÁP PHẠM VĂN NGHỊ


Đền thờ Phạm Văn Nghị - Nam Định

                                                                                                                                                                                                        
          Phạm Văn Nghị tự là Nghĩa Trai (1805 - 1880), quê làng Tam Đăng, tổng An Trung, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay thuộc thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
          Xuất thân trong một gia đình thanh bạch nghèo, trọng chữ nghĩa, cha đỗ nhị trường và làm thày đồ làng, mẹ làm ruộng tần tảo nuôi cả gia đình, Phạm Văn Nghị được đi học từ khi lên 8 tuổi, đỗ Tú tài khoa Ất Dậu (1825), đỗ Cử nhân khoa Đinh Dậu (1837), đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất niên hiệu Minh Mệnh 19 (1838). Sau khi đỗ Hoàng giáp, ông được bổ chức Hàn lâm viện Tu soạn, rồi lần lượt giữ các chức: quyền Tri phủ Lý Nhân, thăng Hàn lâm viện Thị độc sung Sử quán Biên tu, Đốc học Nam Định, Thương biện tỉnh vụ, thăng Hàn lâm Học sĩ, phụ trách Dinh điền sứ. Năm 70 tuổi, ông về nghỉ tại động Liên Hoa (Ninh Bình) cho đến khi mất.       
   

THU SANG – CHIỀU TÍM – TUỔI TRĂNG TRÒN – MỘT KHOẢNG LÊNH ĐÊNH – BÓNG LAM CHIỀU – THỜI PHƯỢNG ĐỎ / Chùm thơ Lệ Hoa Trần



 
Nhà thơ Lệ Hoa Trần

Thu Sang

Trời sang thu, giao mùa, mưa lác đác
Cây phượng tàn heo hắt đứng chơ vơ
Bao ước mơ cũng biến dần- tan vỡ
Tuổi học trò khoảnh khắc vội đi qua

Trời vào thu, rét lạnh, gió là đà
Từng chiếc lá rơi... rơi như nước mắt
Ngồi bên ghế nhìn về phương... xa lắc
Người tôi đâu? Biền biệt chốn xa mờ

Ngồi một mình thầm lặng. Nỗi ước mơ
Bao ký ức dâng trào trong cuộc sống
Cứ khao khát, nhưng chỉ là giấc mộng
Thương phận mình, thương cánh phượng vào thu

Mình cô đơn chìm dưới áng sương mù
Đang che lấp một màu quanh lá úa.

18-08-2017


Hoa Nào cho Em / Thủy Điền



           
Nhà văn Thủy Điền
           Buổi cơm chiều vừa xong, bước sang dùng trà nóng theo thói quen của người Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Selma quây sang hỏi chồng:
          - Nầy mình! Sao dạo nầy mỗi sáng Chúa nhật chúng ta đi dạo mình hay nhấn chuông rủ bà Uruga theo cùng vậy mình.
          - Có gì đâu, thấy mụ không có chồng, cô đơn cứ thui thủi ở nhà một mình, buồn, nên rủ theo đi dạo cho vui. Thế mà mình cũng hỏi? Mình ghen à?
          - Tôi không ghen, chỉ thấy lạ thì hỏi vậy.
          - Kể từ hôm nay tôi không muốn nghe mình hỏi những câu vớ vẩn ấy nữa nghe chưa.
          - Vâng.

CHẲNG BIẾT VÌ SAO – THỜI TAO LOẠN – THU BUỒN – ÁNH ĐÊM – THẾ LÀ HẾT / Chùm thơ Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền



Chẳng Biết Vì Sao

Em hỏi anh? Mùa nào xinh đẹp nhất
Chắc chắn rồi, mùa phượng đỏ trên sân
Mùa yêu thương của lứa tuổi trăng rằm
Mùa thương nhớ, nhớ thương, mùa kỷ niệm

Anh hỏi em? Mùa nào mùa lưu luyến
Em bảo rằng, mùa lá đổ vàng thu
Mùa bên nhau đi dưới áng sương mù
Vai ướt đẩm, nhưng lòng em thấy ấm

Anh anh hỡi! Sao mình luôn đen, trắng
Kẻ phượng hồng, người thích lá vàng rơi
Kể thích đi kề cận, nắm tay người
Người đơn lẻ một mình ghi nhật ký

Nhưng không biết cả phần tư thế kỷ
Vẫn trọn tình, yêu mến, sống bên nhau
Ngày và đêm chỉ nghe tiếng ngọt ngào
Tình hạnh phút lấp dùi lời cay đắng.

18-08-2017

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

“POST – HỒ CHÍ MINH” VÀ THƯ GỬI TỔNG BÍ THƯ CỦA NHÀ THƠ HẢI NHƯ




 
Trần Mỹ Giống và nhà thơ Hải Như



          Tranmygiong.blogspots.com:

          Nhà thơ Hải Như tên thật là Vũ Như Hải, quê tỉnh Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi chuyển sang chuyên viết thơ. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng về những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

PHẢI NGANG XỨNG TẦM – MONG CHA – MẸ TÔI - ĐẤT NƯỚC ĐỔI ĐỜI: Chùm thơ Vũ Mạnh Đoan


Tác giả Vũ Mạnh Đoan

 PHẢI NGANG XỨNG TẦM

(Tặng các vị cán bộ, công chức các cấp)

Tòa ngang dãy dọc to uỳnh
công sở hoành tráng dân mình dựng xây
cán bộ, công chức ngồi đây
trăm công ngàn việc ngày ngày phải lo

Việc nhỏ cho đến việc to
vì dân phục vụ phải cho chu toàn
đừng để dân trách, dân than
làm dân vạn đại, làm quan nhất thời

Ngã ba ngã bảy đường đời
làm sao đừng để kẻ cười người chê
mai sau đủ tuổi nghỉ, về 
dễ dàng hòa nhập với quê, với làng

Công sở vừa đẹp vừa sang
người ngồi trong ấy phải ngang xứng tầm


Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

NHÀ VĂN LẠI NGỌC MẠNH YÊU CẦU BAN LÃNH ĐẠO HỘI VHNT NAM ĐỊNH PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM SỰ CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH


Nhà văn Lại Ngọc Mạnh

                    Đến giờ phút này có thể khẳng định đại hội VHNT tỉnh đã không được tiến hành đúng chỉ đạo của tỉnh. Nếu tạm hoãn đại hội để giải quyết dứt điểm những sai phạm về kinh tế như blogTMG đã phản ảnh thì cũng là điều cần phải làm. 

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

ĐƯỜNG THI – CHỦ ĐỀ BIÊN TÁI (Kì 15) / Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


 
TS Nguyễn Ngọc Kiên


          NHÀ THƠ ĐỖ MỤC
          Đỗ Mục 杜牧 (803-853) tự Mục Chi 牧之, hiệu Phàn Xuyên 樊川, người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là Trường An, tỉnh Thiểm Tây). Ông nội Đỗ Hựu vừa là một tể tướng giỏi về lý tài, vừa là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh là Đỗ Sùng, phò mã, làm đến tiết độ sứ, rồi tể tướng. Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca nhạc, ưa phóng tong, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn Xuyên thi tập (20 quyển), chú giải Tôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).
                                                       (Theo thivien.net)