Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

QUA HUẾ - SUỐI NÓNG THANH TÂN HUẾ : Chùm thơ Trần Đăng Tính








       QUA HUẾ

Đi qua Huế cũng đôi lần
Mà nay mới được ở gần Huế hơn
Cố đô nhuộm ánh hoàng hôn
Trầm tư cung điện nỗi buồn gió sương…

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

HAI CÁI Ô TÂY : Truyện ngắn Nguyễn Bàng


 
Nhà văn Nguyễn Bàng

 
Từ ngày đồn chợ Cầu Đông có viên sĩ quan chỉ huy mới, dân quanh vùng qua lại có cảm giác thanh bình hơn trước. Bọn lính trong đồn cũng không thấy mò xuống chợ hay vào xóm thôn xin xỏ, quấy nhiễu và trêu chọc đàn bà con gái. Nghe bọn chúng kháo nhau, viên trung úy đồn trưởng này là một nhạc sĩ còn rất trẻ, đối xử với binh lính dưới quyền rất hiền lành tử tế nhưng cũng rất nghiêm minh trong công việc. Ông ta đã có cả chục nhạc phẩm được các danh ca đương thời hát, thu đĩa và phát nhiều lần trên sóng đài phát thanh Hà Nội và đài Pháp Á. Người dân sống gần đồn còn thấy một sự khác lạ. Đó là cái tầng 2 của lô cốt, xung quanh có những lỗ châu mai và lỗ thông hơi nhìn ra khắp hướng, mọi ngày rờn rợn hiện lên trước mắt mọi người một không gian tối đen chật hẹp đầy ma quái thì giờ đây trên mái nóc của nó thường về đêm những đẹp trời luôn ngân lên những ca từ và nhạc điệu du dương, êm đềm tưởng như đi vào tận ngóc ngách trong lòng dễ khiến người ta chỉ muốn nhắm mắt lại để được nghe thâu đêm suốt sáng. Bọn lính trong đồn còn kháo thêm, những ca từ và nhạc điệu du dương êm đềm đó được phát ra từ cái máy hát của xếp đồn. Nó không phải là cái máy hát quay tay lên dây cót hiệu Tiếng Chủ (La Voix de Son Maitre) cổ xưa vẽ một con chó ngồi trước cái loa đồng mà là một cái máy hát tân thời với các động cơ điện chạy ắc quy, có thể chồng 10 đĩa liền, hát hết đĩa này đĩa khác sẽ rơi xuống chạy tiếp luôn.

THỬ PHÁC DIỆN HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ĐI QUA ĐỒNG CÓI CỦA TÁC GIẢ VŨ THANH LỊCH


Tác giả Nguyễn Văn Nhượng
                                                                                            
          
 Nguyễn Văn Nhượng

          Tóm tắt: Chỉ quan tâm một chút đến đời sống văn học hiện nay, nhất là ở mảng truyện ngắn, tác giả Vũ Thanh Lịch ít nhiều đã gây được sự chú ý. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa qua đã cho ấn hành tập truyện ngắn Đi qua đồng cói  của chị, với 8 truyện ngắn. Tôi thực sự ấn tượng lối văn phong trữ tình, đằm thắm, đầy chất nữ tính của cây bút trẻ Vũ Thanh Lịch. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tập truyện ngắn ở phương diện nội dung thể hiện, đó là hình ảnh thiên nhiên: hoang sơ, thanh bình, ngời ngợi ánh trăng ; và con người với những suy tư, trăn trở trước sự đổi thay của xã hội, những cảm thức về bản thể, sự kiếm tìm quá khứ cùng nỗi khát khao tình yêu đôi lứa. Trên cơ sở những nội dung đó, chúng tôi thử tiến hành phác diện chúng trong bài viết của mình qua những ghi chép cảm nhận của cá nhân.

TRÍ CHẲNG GIÀ – TUẤN MÃ: Thơ Phạm Liên



 
Nhà thơ Phạm Liên

     TRÍ CHẲNG GIÀ
Kính tặng cụ Phạm Quang Thăng

Ngõ hạnh nơi đây có “Một tòa” (1)
Cửa luôn rộng mở thoảng trời hoa
Tao nhân mặc khách thường lui tới!
Tri kỷ, tri âm trọng đến nhà!
Phố - chợ mang tên người Tuấn Kiệt (2)
Nhà thanh giữ nếp bậc hào hoa…!
Đất lành chim đậu, tình thân ái!
Song thụ xanh tươi, trí chẳng già!

Nam Định, ngày 20 tháng 5 năm 2017
……………..

           (1) “Một tòa” nói cho sang, thực ra nhà bác Phạm Quang Thăng cũng “thường thường bậc trung” nhưng rất nề nếp gia phong.
           (2) Phố và chợ mang tên nhà cách mạng Trần Đăng Ninh, phường Trần Đăng Ninh, tp. Nam Định

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

THƠ XƯỚNG HỌA HÀI HƯỚC VĂN CƯỜNG, PHẠM MẠN, HỒ XUÂN HƯƠNG







Bài xướng của Văn Cường:

LÒ VÀ CỦI

Xây lò, nhóm lửa muốn từ lâu
Mảnh đóm Xuân Thanh đã tẩm dầu
Củi mục đào hang toàn lũ mọt
Củi tươi kết ổ rặt bầy sâu
Quan tham, lại nhũng đà bay ghế ?
Cháu Cụ, con Ông sắp gãy cầu ?
Ai đốt ? đốt ai ? dân phán xử
Canh tân thể chế việc đi đầu !

Đi Hà Nội / Nam Hải




Tác giả Nam Hải
Khi còn nhỏ Bố cho tôi đi Hà Nội mấy lần, hồi đó phương tiện đi lại không thuận tiện như bây giờ. Từ nhà tôi đi bộ khoảng mười cây số lên tới bến ca nô, ngồi ca nô mấy tiếng lên Nam Định, nghỉ ăn tối rồi ra tầu hỏa đi Hà Nội. Cái cầu tàu ra bến ca nô hiện nay vẫn còn hình như là ở cống chúa Ngô Đồng tôi đoán vậy vì hồi đó quá nhỏ. Cơm hàng buổi tối chỉ có cơm với một bát dưa chua, như vậy cũng là sang rồi.

Cảm nhận khi đọc tập thơ: SÓNG NGẦM của NGÔ NGUYỄN / Đặng Xuân Xuyến



          Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Ngâu về - Đợi ngâu / Đặng Xuân Xuyến






NGÂU VỀ

Chiều nay
thấy se se lạnh
Hình như
gió lại chuyển mùa

Ngâu về
loãng chiều nên lạnh
Người tình
tối có ghé qua...

Hà Nội, chiều 30.08.2017

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Mắt Lệ Đường Về - Bức Thư Màu Mực Tím - Cũng Vì Yêu - Còn Nhớ Không Anh? : Chùm thơ Lệ Hoa Trần






Mắt Lệ Đường Về

Trời đang nắng mà như mưa tuôn đỗ
Má đang hồng sao bỗng lại xanh xao
Đường thẳng truông như ai chắn ngõ rào
Đang tỉnh táo trở thành người cuồng loạn

Khi anh thốt toàn những lời choáng váng
Tình chúng mình giờ chia cách nhá em
Mai anh xa mỗi đứa một con đường
Ngày trở lại chắc còn xa… xa lắm

Xin em hiểu thân trai muôn ngàn dặm
Dẫu biết rằng tình bỏ lại sao lưng
Là nỗi đau, là sóng gió bập bùng
Nhưng không thể. Em ơi ! Anh không thể

Xem đã hết, tình mình là có thế
Biết, đường về sẽ nhiều lắm gian truân
Xin lỗi em, anh xin lỗi ngàn lần
Vuốt mái tóc yêu thương lần sau cuối

Anh… anh… anh hỡi ! Rằng anh anh hỡi
Quả tim nầy tan nát kể từ đây
Anh ra đi đường thẳng vẫn thẳng ngay
Con lối cũ em về như mưa lũ.

22-09-2017

Ánh Sắc Lả Lơi - Gợi Tình Trong Đêm - Chân Trời Tím - Nhớ Lắm Chứ : Chùm thơ Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền


Ánh Sắc Lả Lơi

Đêm thu lạc nẽo „ Sài Môn Cổng „
Chợt, bỗng, vô tình nhặt bức tranh
Mang về ngồi dưới trăng thanh
Làm thơ tặng bạn xa gần đọc chơi

Tranh ơi ! Tranh đẹp lắm tranh ơi
Chẳng biết trần gian- Tiên nữ trời
Nửa khoe, nửa kín, nửa lơi
Sao dưng lơ lửng gọi mời mắt tôi

Cảm ơn, cảm ơn “Tranh tuyệt vời “
Cảm ơn, cảm ơn “Dáng hình người “
Cảm ơn ánh săc l lơi
Để tôi có được những lời thơ ca.

23-09-2017

Góc Trời Trống Vắng : Truyện Ngắn Thủy Điền


 
 

          Hơn một tuần nay, người ta bỗng dưng không còn nhìn thấy lão ăn mày và con chó đốm ngồi dưới gốc cột đèn đường trước cái Siêu thị lớn nữa.
Họ xì xào với nhau và đặt ra những giả thuyết:
          1-    Người thì bảo: Có lẽ, trời vào thu, gió lạnh. Hắn tìm đến nơi khác ấm hơn để trú ẩn.
          2-    Người hỏi người ? Hay là nhân viên trật tự thành phố đuổi hắn, không cho hắn hành nghề ở đây nữa
          3-    Người thì tự đoán : Chắc là hắn đã qua đời và con chó đốm cũng được đưa vào Sở Thú y không chừng.
         Trải qua nhiều tuần lễ dài thì người ta được biết: Chuyện rất đau buồn của một kiếp người.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? / Phạm Đức Nhì - 3 điều về: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? / Đặng Xuân Xuyến


Tác giả Phạm Đức Nhì
 

CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? / Phạm Đức Nhì         
(Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến)

          Để đỡ mất thì giờ tôi xin đi thẳng vào những điểm chính trong bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của anh Đặng Xuân Xuyến.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

NHỮNG LƯU Ý KHI XEM TƯỚNG BÀN TAY

LAN MAN VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH / ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 
 
 
Khi tìm tài liệu đọc để viết bài CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, tôi chợt có ý định thử tìm hiểu về phong cách bình thơ của nhà phê bình văn học Châu Thạch nên cần mẫn ngồi đọc 130 bài bình thơ của ông. Đọc xong, tôi phấn chấn, nảy thêm ý định “tận dụng sự đọc 130 bài bình thơ” để viết một bài làm “kỷ niệm”... Tôi điện gặp nhà phê bình Châu Thạch, nói ý định của mình, ông cười sảng khoái: - “Vâng! Đặng Xuân Xuyến cứ viết theo đúng như những gì Đặng Xuân Xuyến cảm nhận về Châu Thạch, như thế mới quý. Cám ơn Đặng Xuân Xuyến trước nhé.”.
Tôi liền cặm cụi ghi lại những cảm nhận của mình về phong cách bình thơ của ông. Vì đây là bài cảm nhận của một đọc giả về một tác giả nên cấu trúc bài viết và những dẫn giải đưa ra sẽ không mang tính nghiên cứu khoa học, chỉ nhằm đáp ứng tiêu chí của bài: LAN MAN VỀ PHONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA CHÂU THẠCH. Vì thế, bài viết sẽ có những hạn chế, những thiếu sót khiến bạn đọc không được vừa ý.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

8 NGÀY NẰM VIỆN / TRẦN MỸ GIỐNG



        



        HỌA VÔ ĐƠN CHÍ

          Tự nhiên tai trái lão bị đau ngứa đến ù như điếc cả tuần không đỡ. Lão đành đi khám bệnh. Bác sĩ bảo lão bị nấm sợi ống tai trái, phải nhập viện điều trị ít nhất là hai đợt, mỗi đợt 15 ngày.
          Nằm khoa da liễu bệnh viện đa khoa tỉnh được 8 ngày thì bà dì ruột lão mất ở quê. Lão buộc phải xin ra viện về chịu tang dì.
          Hai ngày phục tang dì xong, hai vợ chồng lão đi xe máy từ Giao Thiện (Giao Thủy) về tỉnh. Quá mệt mỏi, nên lão đi chậm. Qua ngã ba Cổ Lễ - đường 21 thì bất ngờ lão nghe đánh rầm, rắc rắc, rồi ngã lăn quay giữa đường. Định thần, nhờ người bên đường dìu đứng dậy, lão thấy vợ còn ngồi bệt giữa đường, đầu gối xước tua rướm máu, ánh mắt thất thần. Lão vội giơ tay bước đến để đỡ vợ thì bàn chân phải, ngực trái và bả vai nhói đau. Cánh tay trái lão phản xạ tự nhiên ép vào sườn, cẳng tay co lại ôm chặt bụng. Lão có cảm giác làm thế cái đau đỡ đi phần nào. Ai đó đỡ vợ lão dậy. Vợ lão bấm điện thoại gọi cho các con ở thành phố, nhưng tay run không sao thực hiện được. Một ai đó đã bấm gọi hộ. Lão phều phào hỏi vợ:
- Bà có bị thương chỗ nào nặng không? Đầu gối…?
Vợ lão lấy lại bình tĩnh, trấn an lão:
- Tôi không sao. Đầu gối xước da thôi… Ông thấy trong người thế nào?
- Tôi… đau…
Lão bắt đầu như ngất đi, như mơ ngủ.
          - Mở cửa xe đưa ông lên.
          - Đi luôn Bệnh viện đa khoa tỉnh chứ bà?
          - Ừ. Ông có bảo hiểm ở đó…

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Quả Bần Xanh / Thủy Điền





(Thân Tặng Nhà Thơ Trần Mai Ngân)

    Thường thường trước khi đăng bài lên mạng, hắn hay đọc bài của Tác giả phương xa gởi đến từ một đến hai lần. Nhưng không biết chiều qua mắc chứng gì hắn ngưng lại nhiều bài khác mà ngồi đọc bài của Tác giả TMN nhiều lần, rồi ngồi thả người ra- thở dài và nói: Sao người đẹp, xứ Vĩnh long chụp hình mà không cầm nhánh đầy quả Lôm chôm để khoe, ca ngợi những Đặc sản của quê mình cho mọi người được biết tới mà lại cầm một nhánh quả Bần xanh tượng trưng cho sự chua, chát. Thật là khó hiểu và chẳng biết ý của nàng nầy muốn nói gì.

Vớt Trăng - Thành phố Sau Lưng - Trăng Lên - Đi Dưới Mưa / Chùm thơ Lệ Hoa Trần



 
Nhà thơ Lệ Hoa Trần


Vớt Trăng

Trông trăng nhìn thấy người mơ…!
Ngắm trăng cứ đứng thẩn thờ giữa đêm
Uớc gì có được người bên
Cùng chiêm.... giây phút dịu êm, nồng nàn
Hai lăm năm hoa nở- tàn
Phần tư thế kỷ thu vàng đi qua
Trăng nào cũng đứng nhìn xa
Trăng nào cũng thấy người ta hiện gần
Muốn leo lên chót đỉnh bần
Với tay níu lấy vầng trăng mang về
Nhưng qua bao lượt trăng thề
Nào ai có được, não nề tràn dâng.

12-09-2017


Giọt Lệ Nào Cho Anh - Đoạn Cuối Cuộc Đời - Mộng Ảo – Xuân ơi – Chờ - Người về trong sương đêm - Một Ngày - Con Người Và Cuộc Đời / Chùm thơ Thủy Điền


 
Nhà thơ Thủy Điền



Giọt Lệ Nào Cho Anh

Đêm ngồi bên gác vắng
Nhìn vọng hướng trời cao
Giọt lệ cứ tuôn trào
Không làm sao ngăn được

Thương người mãi xuôi, ngược
Ngàn dặm bước phương xa
Chẳng chốn, cũng chẳng nhà
Bôn ba đời phiêu bạt

Giận người sao mặc xác
Bỏ phế bóng giai nhân
Cô lẻ, gác âm thầm
Suốt năm dài tháng rộng

Tình ơi ! Quá long đong
Mái tóc xanh nhuộm trắng
Lệ cứ đỗ tràn dâng
Lê thê thân gầy liễu

Để rồi em chẳng hiểu
Giọt lệ nào cho anh
Giọt thương hay giọt giận
Mà mi mãi đong đầy.

18-09-2017

BẢN NĂNG SINH TỒN / Nam Hải



Tác giả Nam Hải
Nói đến bản năng này thì các sinh vật trên trái đất đều có, mỗi con người ai cũng có khả năng tự sống sót trước những thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh. Nhưng có lẽ thằng Hai bạn tôi bản năng sinh tồn của nó vượt trội hơn so với tụi bạn bè chăn trâu cắt cỏ đồng trang lứa với chúng tôi ngày xưa. 

Bố thằng hai đi bộ đội đánh Mỹ khi về địa phương ông mắc chứng tâm thần, ông hay trèo lên ngọn cây rồi truyền từ cành này sang cành khác. Dân quê tôi gọi tâm thần là ngộ, tôi cũng chẳng hiểu vì sao lại dùng từ “ngộ” để chỉ những kẻ bị tâm thần trong khi ngộ là từ phổ thông để nhận ra một điều gì đó như đức Phật ngộ ra chân lí chứ đây lại dùng từ ngộ để chỉ kẻ mất trí nhớ. Tôi cũng chẳng biết bố nó có bị tâm thần hay không nhưng không thấy ai đưa bố nó đi bệnh viện Cao Đà để khám cả. 

QUY NHƠN – ĐẢO CÔ TÔ / Nguyễn Ngọc Kiên


TS Nguyên Ngọc Kiên



        QUY NHƠN
 (Tặng PGS – TS Phạm Văn Tình)

Anh mang Hà Nội tới Quy Nhơn (1)
Gió bão trong đêm giật từng cơn
Tha thiết hẹn anh ngày trở lại
“Phong ba bão táp” (2)… cũng gần hơn!
                                              
Quy Nhơn, 16 / 9 / 2017

            (1) Ngày 16 / 9 / 2017 Hội nghị Ngôn ngữ học toàn quốc do PGS – TS Phạm Văn Tình, Tổng thư kí Hội Ngôn ngữ học VN   đồng tổ chức đã diễn ra tại Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định. Trước Hội thảo BTC đã chuyên chở bằng ô tô hơn chục thùng hàng (700 kg) gồm 2 tạp kỉ yếu (dày gần 2000 trang) vượt qua bão tố trong đêm vào đến Quy Nhơn cho kịp giờ Hội thảo.
            (2) Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, tục ngữ tiếng Việt.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

TRÒ CHƠI THUỞ BÉ / Nam Hải

Đánh khăng



 
1. Chơi Quắm

          Cắt cỏ là một công việc nặng nhọc mà đứa trẻ chăn trâu nào cũng phải trải qua, tôi cũng không ngại lệ. Ngày trước nhà nào cũng nuôi Trâu nên cỏ hiếm, về mùa Hè thì còn đỡ chứ mừa Đông cỏ rất hiếm. Chúng tôi mỗi đứa được trang bị hai cái bồ cắt cỏ và phải đầy hai bồ cỏ mới được về nếu không sẽ bị đánh đòn hoặc bị ăn chửi. Mùa Đông chúng tôi phải đi tận Bạch Long cách nhà hàng chục cây số để cắt cỏ. Tôi cũng theo các anh chị lớn hơn đi Bạch Long cắt cỏ, tôi cũng cắt được hai bồ cỏ đầy nhưng khi gánh cỏ về thì hơi quá sức với một thằng bé con như tôi, tôi sợ bị tụt lại phía sau vì tôi hay phải nghỉ.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

PHƯỜNG BÁT ÂM – CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH / Đặng Xuân Xuyến


 
PHƯỜNG BÁT ÂM

Tâm tà ma
Khoác áo cà sa
Nhắng nhít đăng đàn lòi đuôi loài chồn cáo.

Mực chưa ráo
Đã trở giáo
Lảm nhảm niềm tin phường bát âm nhà Cuội.

Đạo chẳng còn
Đời chẳng trọn
Phùng mang trợn mắt đếch ai nghe!
*.
Hà Nội, chiều 17 tháng 07.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

VĨ THANH / Đồng Ngọc Hoa



 



          Đọc tập thơ Đường đời Ân Nghĩa của Nguyễn Duy Linh ta như thấy mình vừa được xem một bức tranh có cái gì đó hoài niệm của những kí ức xưa đẹp buồn lẫn lộn. Thông qua những suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc trên những chặng đường lập thân lập nghiệp, lập công, lập danh của mình, ông đã ghi lại những cảm nghĩ của những ngày gian lao vất vả và kể cả đau thương nhưng vẫn rực sáng niềm tin lý tưởng cách mạng, tiếp cho ông sức mạnh đi lên, chan chứa tình cảm cách mạng tha thiết yêu đời, yêu người:
          “Kiếp sau xin vẫn làm người”

THƠ ĐƯỜNG CHỌN DỊCH : NHÀ THƠ CAO BIỀN / Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch và giới thiệu thơ


TS Nguyễn Ngọc Kiên



          Cao Biền 高駢 (821-887) tự Thiên Lý 千里, tướng đời Hậu Đường, cháu của Nam Bình đô vương Cao Sùng Văn (tướng cấm quân dưới triều vua Đường Hiến Tông Lý Thuần).
          Đầu đời vua Ý Tông, Cao Biền trấn giữ biên cương chống sự xâm lược của giặc Thổ Phồn
吐蕃. Năm Cảm Thông thứ 7 (866), Cao Biền trấn giữ An Nam, làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ. Năm Càn Phù thứ 2 (875) đời Hy Tông, chuyển sang trấn giữ Tây Xuyên.

- 高駢

QUÊ NGHÈO - xót xa những tiếng lòng!







Quê nghèo

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.

HÃY VỀ MIỀN TÂY - TRỞ VỀ QUÁ KHỨ - XUYÊN QUA CỬA – GẶP LẠI NGƯỜI XƯA – DÁNG NGỌC – ĐỜI VŨ NỮ - TÌNH KHỜ DẠI : Chùm thơ Thủy Điền


Nhà thơ Thủy Điền


                                                         
Hãy Về Miền Tây

Về Miền tây ăn gạo trắng, mấm kho
Canh cá Lóc, Tép rang màu da đỏ
Uống rượu Đế, nước Dừa, Trà con thỏ
Hút thuốc Giồng, mồm nhả khói chữ o

Về Miền tây, bụng đói chẳng phải vò
Cam, Quýt, Bưởi, Mận, Xoài trơ ra đó
Hãy lấy tay vớ cành mà nhặt nó
Thế là lòng vừa chắc, lại vừa no

Về miền tây, vui lắm, bạn khỏi lo
Vùng sông nước một trời đầy thơ mộng
Tình và cảnh chan hòa cùng nhịp sống
Đất và người luôn gợi nhớ, gợi thương

Về miền tây, tuy, hai tiếng miệt vườn
Nhưng, con gái đẹp ôi….ôi là đẹp
Nước da trắng, bà ba, đầu tóc kẹp
Mũi dọc dừa, duyên dáng lại đoan trang

Hãy về đi, về thử, đại một lần
Bạn sẽ thấy cái tình miền sông nước.


11-09-2017

VỚT TRĂNG – VỌNG MÃI LỜI RU – MÙA HẠ HỒNG BAY XA – SAO LẶN – MẸ ƠI – LOÀI HOA DIỄM TUYỆT : Chùm thơ Lệ Hoa Trần


Nhà thơ Lệ Hoa Trần



Vớt Trăng

Trông trăng nhìn thấy người mơ,,,,!
Ngắm trăng cứ đứng thẩn thờ giữa đêm
Uớc gì có được người bên
Cùng chiêm.... giây phút dịu êm, nồng nàn
Hai lăm năm hoa nở- tàn
Phần tư thế kỷ thu vàng đi qua
Trăng nào cũng đứng nhìn xa
Trăng nào cũng thấy người ta hiện gần
Muốn leo lên chót đỉnh bần
Vớ tay níu lấy vầng trăng mang về
Nhưng qua bao lượt trăng thề
Thế mà chẳng được, não nề tràn dâng.

12-09-2017

Dưới Gốc Mù U / Thủy Điền


Nhà văn Thủy Điền

          Sau hai mươi năm gặp lại Lan, bở ngỡ, bở ngỡ vô cùng. Cả hai đều bở ngỡ, hai đứa cứ đứng nhìn nhau mãi mà chẳng nói được lời nào.

          Nàng nhìn tôi trong ánh mắt nghẹn ngào và dường như đang thương hại tôi, thương hại người bạn cũ nhiều lắm. Bởi, nàng thấy tôi trông vất vả vì tôi bây giờ là anh nông dân ngày ngày vác cuốc ra đồng, ốm, đen với bộ đồ phèn rách nát, chứ không phải anh thanh nhiên bóng bẩy của ngày nào. Nhìn đôi mắt nàng chớm đỏ, tôi định kiếu từ để tránh những hoài niệm cũ hiện về. Nhưng nàng cố nén tôi thêm vài giây phút nữa. Trong bỗng chốc, tôi tự cảm, mình nên giả từ và đường ai nấy đi. Có lẽ ! Còn giữ được những giọt nước mắt lưu luyến trên bờ mi .