Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Ổ RƠM: Tiểu thuyết Trần Quốc Tiến (Chương 10 - 11)



Đã đăng:

           Chương 10
        Vâng, đến kiếp sau thì ai cũng phải cố mà làm quan. Bởi cứ nhìn mà xem, quan thời nay sướng quá mức trời cho phép. Thời bao cấp, quan chỉ có tội là tham ăn, bởi quan cũng đói, sáng xách túi nhũn nhèo đến trụ sở với cái bụng lép kẹp, ngồi uống trà hút thuốc lào vặt, bụng càng cồn cào cho nên chỉ nghĩ đến “liên hoan”.

 Một tháng quan phải vẽ ra chuyện để họp ba mươi ngày để có sáu mươi bữa chén. Mỗi ngày họp, nội dung làm gì không cần bàn, mà trước hết bàn xem chén cái gì? Vào thời điểm ấy, trên mâm có đĩa thịt lơn rang, lợn luộc, đĩa lòng, với bát chuối nấu đã là sang, là mục tiêu cần phải đạt, và đã là mãn nguyện lắm rồi. Nhưng đến thời đổi mới này, thì quan không cần ăn. Đố thằng dân nào mời được quan đến nhà ăn bữa cỗ! Quan thừa biết dân có đãi quan, có làm được khẩn khoản mời thì vẫn là tiệc của anh mó đít bảy ngày không thấy thối mà thôi! Cùng lắm nó giết một con gà để làm hai mâm cỗ, mâm nhà và mâm khách, nấu nướng lại không có mì chính, không có gia vị, ối chà chà, quan xin kiếu! Nó có đưa cân đường, cân đỗ đến, quan cũng xua ngay từ đầu ngõ “Cầm về! Cầm về”. Người ngoài nhìn thấy phải vái dài: “Quan thời này thanh liêm quá!” Đố ai mời được quan ăn một bữa! Đố ai biếu được quan cân gạo cân đỗ! Họp hành dạo này cũng không thấy mổ lợn tạcũng không thấy đánh cá ao hồ mà má quan nào quan ấy cứ bóng nhãy như đít đàn bà , lạ chửa? Quan lắc đầu không ăn cỗ, quan xua đuổi không nhận cân đường cân đỗ là để thẳng dân kia phải về bán thóc, bán lợn mà đưa đến một cái… phong bì! Nhận cái phong bì dày cộp xong quan đến nhà hàng. Một con gà tần, một dãy bia hộp, một lọ sâm ngoại và một con đàn bà tuổi thì chỉ bằng con gái út của quan. Quan ăn gà tần, quan uống bia hộp, quan dốc cả chai sâm ngoại rồi quan vần vò sờ mó, chộp choạp, hôn mút suốt đêm. Cũng chỉ vơi đi phần nhỏ cái phong bì. Còn bao nhiêu khi về quan đặt tận lên mông vợ để nó xóa cho quan cái tội suốt đêm đi ngửi hang cua. Vợ các quan ngày nay toàn là cỡ giỏi giang sành sỏi, chỉ có một số ít bà mù mờ mang tình yêu cổ điển thì mới ghen tuông. Ghen là dại! Bởi các đức ông chồng của các bà nấc thang danh vọng càng cao thì tình yêu với các bà càng nhạt, chỉ là thứ nước ốc nước hến lờ lờ mà thôi. Họ suốt ngày nhìn ngắm các cô thư kí riêng trẻ đẹp, rồi nay Sầm Sơn, mai Vũng Tàu, tiếng là đi công tác, thật ra là đi hú hí ở trong các hộp đêm, các buồng khép kín đầy đủ tiện nghi ở khách sạn, sờ những cặp đùi non, xoa lên cặp vú mới nhú, hôn lên những cặp môi mọng đỏ, thì làm sao còn có chút tình với người vợ đã tứ tuần, ngũ tuần ngóng đợi ở nhà? Ấy là nói các quan to, quan anh, quan bác của cấp xã. Bởi vì quan hư bây giờ đã thành dịch bệnh lây lan, đã mang tính phổ cập. Quan anh, quan bác hư thì quan em không hư sao được! Quan cấp xã là loại quan thuộc dạng em út, mới ngày nào họ còn quần nâu áo vải đi dép cao su sáu quai, đội nón lá sụt vành, người dài lêu têu như cây sậy, được quan trên mời một điếu thuốc lá thơm phải cấu ra hút dè làm ba bận, đi ăn cỗ có đĩa giò mỏng dính còn bảo nhau ăn chuối nấu, còn giò mỗi vị một miếng bằng ngón tay cái, chia nhau gói vào cái lá chuối, rồi nhét lẫn vào túi tài liệu đưa về cho đứa bé con ở nhà đang ngong ngóng chờ bố. Còn bây giờ các quan đã thành đứa trẻ hư, ăn giò nhả bã! Vợ quan ngày nay là nhân vật vô cùng cần cho quan, là cái cầu nối từ dân tới quan, thậm chí còn là cái đầu của quan, là cấp trên của quan. Ai kêu với quan khó thì cứ đến với vợ quan, bà sẽ rót nước pha trà rất ân cần đón tiếp, hỏi han mọi công việc cần nhờ với một sự quan tâm đặc biệt. Rồi tối về, khi đức ông chồng ngả lưng xuống cái giường nệm mút thì bà cũng chỉ mặc si-líp, xu-chiêng áp vào, bàn tay đeo đầy nhẫn xoa xoa lên cái bụng tang trống của chồng, mồm nỉ non rót vào tai đức lang quân những lời vàng ngọc. Vào những lúc ấy, vợ nói gì chồng cũng gật tất, rồi bà chìa giấy nọ, giấy kia ra để chồng một tay sờ vú vợ, một tay kí. Ngày mai bà trao chữ kí ấy để nhận về những cái phong bì dày cộp. Sau này các nhà sử học nghiên cứu về đặc điểm làm quan thời nay xin chớ bỏ qua vai trò cố vấn của các bà vợ quan.
      Chủ tịch xã Trọng Nghĩa lúc này là Phạm Văn Tằng, thường gọi tắt là Phạm Tằng, mới bốn hai tuổi. Khác hẳn với lớp cán bộ cũ suốt chiều dài ba bốn chục năm thường chỉ mặc quần nâu áo vải hoặc bộ quân phục bạc màu và lấy đó làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị. Chủ tịch Trọng Nghĩa giờ đây mùa hè thì sơ-vin, mùa đông thì com-lê áo màu với giầy da bóng loáng, suốt ngày vi vu trên chiếc Dream đời mới màu mận chín mới trích quỹ xã để mua giá hơn sáu cây vàng. Trông dáng dấp chủ tịch xã lúc này quả thật không thua cấp bộ trưởng là mấy kể cả cái bụng phệ ngang tầm bà chửa sáu tháng. Không còn đâu anh cán bộ xã ngày xưa hòa lẫn trong dân, chân hạc cổ cò bụng dẹp cầy ngồi bờ ruộng bóc khoai lang luộc ăn đến no. Anh diện thế, oai thế, dáng dấp quan cách là thế mà cái đầu anh giỏi có nhiều kiến thức thì ôi cũng là tốt! Đằng này cái đầu anh cũng đặc sệt, chỉ lõm bõm cái trình độ cấp hai dở dang, dù trong lí lịch trình cấp trên anh đã ghi tốt nghiệp hai đại học tại chức. Khốn khổ cái thời “dốt chuyên tu, ngu tại chức” này, anh cán bộ xã học dở dang trường làng có đến hai bằng cử nhân! Thế giới nghe chuyện này chắc sởn tóc gáy vái phục ta sát đất! Thật ra thì anh cử nhân Phạm Tằng chưa một ngày tới lớp đại học, dù là dại học tại chức. Anh biết mình dốt về văn hóa, chữ “tác” đánh thành chữ “tộ”, nên chủ động đến chuyện văn hóa là anh lo lót, lo lót đến độ chỉ ghi tên vào danh sách học mà không phải học ngày nào mà có đầy đủ sổ điểm từng kì, từng năm, mà toàn điểm trên trung bình các môn. Rồi đến khi tốt nghiệp, chỉ cần ngồi hàng bia thôi cũng có bằng tốt nghiệp loại khá. Cái làng Trọng Nghĩa này vào thời điểm trọng điểm của nạn bằng cấp, đến anh cán bộ xóm cũng có bằng đại học tại chức. Còn riêng ba anh chủ chốt là bí thư, chủ tịch, chủ nhiệm thì mỗi anh đều có hai bằng, không ai chịu thua ai. Các vị đang tính đến sát kì bầu bán sắp tới sẽ có thêm mỗi người vài cái cử nhân nữa để dễ bề tranh cử.
       Chiếc xe Dream màu mận chín xình xịch chỗ ngõ rồi nhẹ nhàng đi vào sân, cái sân nhỏ lát gạch tráng men hoa láng bóng. Phạm Tằng để xe vào chỗ tường hoa phía này rồi xách cặp đi vào nhà. Ngôi nhà hai tầng dáng dấp hiện đại này Tằng xây lên nó chỉ sau một đợt cấp đất. Tằng đặt chiếc cặp da lên mặt bàn rồi ngả lưng xuống chiếc sa lông bọc da vàng trông như cái ngai vàng của vua chúa ngày trước. Anh ta khoan khoái gật gù, lần nào cũng vậy, đi đâu về là ngồi lên chiếc ghế sa lông hàng nửa giờ liền, đôi mắt húp híp lúc mở căng, lúc lim dim ngắm nghía khắp nhà mà trước đây ít năm có nằm mơ cũng không thấy.
     Trưa hôm nay trời nóng quá, ăn cơm xong Phạm Tằng đủng đỉnh ra chiếc cầu bến trước làng định đến dưới bóng tre ngồi hóng mát một lúc, chẳng ngờ dưới bến đã có một nàng đang ngồi tắm, cái lưng phơi ra béo trắng ngồn ngộn. Chỉ thoáng Tằng đã nhận ngay ra và tim anh ta cứ nhảy lên thon thót. Người đàn bà đang ngồi tắm ở cái đầu bến do ba thanh tre ngà ghép lại dưới bóng mát của những cây tre dài óng ả đung đưa trong gió là Thắm, vợ của Phan Tít. Cái cô Thắm này đã ở cái tuổi ngót bốn mươi mà vẫn má lúm đồng tiền, mắt sắc dao cau, da dẻ trắng mịn như con gái, nhất là cái miệng lúc cũng có thể nở nụ cười đầy quyến rũ.. Lúc này, giữa trưa hè trên cầu bến vắng, cái lưng để trần, cái quần lụa mỏng vén tới háng, cứ luồn tay vào để kì cọ nơi thâm cung... Bỗng Tằng thấy bủn rủn cả chân tay. Do khuất khóm tre nên đến sát bến anh mới giật mình bởi tòa thiên nhiên như cụ Nguyễn Du tả. Quân tử lúc này mới thật là dùng dằng “đi thì dở, ở không xong”. Người đàn bà đa tình chẳng hiểu có linh cảm thấy có người đàn ông ở phía sau hay không mà cái quần lụa vén thốc mãi lên để lộ khúc đùi trắng nõn lần lẫn như thân cây chuối đã bóc mấy cái bẹ bên ngoài. Phạm Tằng đứng ngây run rẩy, rồi như gần hóa đá. Phải cố gắng lắm anh ta mới rời được cái bến mê ấy để về nhà. Tằng ngả lưng xuống giường, mắt nhắm lại thì lạ quá, cái cô Thắm vừa đẹp vừa đĩ tính với cái lưng trần và cặp đùi to trắng mộng và cả cái cầu bến nước trong leo lẻo ấy cứ như rõ mồn một trong đầu anh ta. Anh ta ngồi dậy, anh ta đi loanh quanh nhà rồi anh ta nhảy lên như một con choi choi để xua đi một lát cho đỡ thèm đỡ khổ. Nỗi thèm khát này cho đến nay có lẽ đã là mấy chục năm. Phải ngày còn thanh niên chưa vợ, Tằng đã mê Thắm như điếu đổ. Con bé Thắm ngày ấy mới mười tám tuổi, gương mặt thì không đẹp lắm nhưng chất đàn bà thì cứ lồ lộ gọi mời. Nó như hút mất hồn Phạm Tằng mỗi khi nhìn thấy. Tằng là thư kí đội mà thư kí thời đi làm chỉ cốt lấy nhiều điểm thì là ông vua con ở một làng, một đội. Anh ta giữ sổ điểm, ghi phiếu điểm cho công việc làm rồi tính thóc mức ăn, sổ nghĩa vụ lợn, sổ lĩnh thóc và sổ tính thừa thiếu cho từng gia đình, lên phương án ăn chia cho từng hộ. Nói tóm lại là anh ta nắm đời sống của mọi nhà, mọi người cũng có nghĩa là nắm quyền sinh quyền sát. Ai vừa ý thì anh thư kí đội sẽ ghi phiếu điểm cao cho, đáng lẽ chỉ có năm thì ghi thành mười, tối tối ra sân kho lĩnh thóc, có thể cho thêm một mô mà không cần ghi sổ. Phạm Tằng đã làm hết sức mình để chiều lòng cô gái đa tình. Ngày nào đi làm Tằng cũng giao cho Thắm công việc nhẹ mà tối về ghi cho điểm cao. Thắm yêu cầu gì, xin gì cũng gật. Tình yêu đang bắt đầu chớm nở thì bị một thằng cha chen vào, đó là Phan Tít. Hai gã con trai ở hai đầu làng, người con gái ở xóm giữa, đi đầu này thì có anh đứng bên chờ, đi đầu kia có người tựa gốc đa đón, cả hai đều tận tâm tận tình vâng lời người đẹp hết ý. Nàng Thắm đa tình liếc mắt cả hai, mỉm cười với cả hai. Đêm nay Phạm Tằng rủ nàng đi chơi thuyền trên cánh đồng chiêm mênh mông sóng nước. Hai người ngồi bồng bềnh trên chiếc thuyền nan, con thuyền nhẹ nhàng luồn qua những bụi lăn lóc. Nghe tiếng cuốc kêu giữa đêm thanh gió mát. Rồi nàng đẩy thuyền ngược chiều sóng lấp lánh ánh trăng. Phạm Tằng ngồi dưới sạp quay mặt về phía nàng, anh ta lẩm bẩm “Hương trời hương đất đã quen, tháng ngày khao khát anh thèm hương em” Cái hương của người con gái lúc này hòa quyện vào cùng trăng nước và gió đồng mà vẫn cứ là thứ hương có thể làm chết người trong khoảnh khắc. Nàng mặc cái quần phíp đen rất mỏng, cái áo đông xuân trắng cộc tay, gió thổi ngược chiều như dán vào người làm nổi lên những mô thần bí. Đối với gã con trai cái lồi lõm của người con gái cũng là nỗi khát thèm. Phạm Tằng lúc ấy mới ngoài hai chục tuổi, vẫn là thằng con trai nhút nhát, suốt cả buổi đi chơi thuyền anh ta chỉ có ngửi mà không hề nếm. Hương con gái quyện tròn mời mọc chỉ làm anh chàng đỏ mặt, người choáng váng như say nắng. Cô gái bảo: “Anh sao thế?” Phạm Tằng vẫn ngồi như say nắng. Con thuyền vẫn lướt nhẹ, bồng bềnh trên mặt nước nhấp nhoáng ánh trăng, những cụm lăn, cụm lác vật vờ bí ẩn. Rồi con thuyền đi vào một vùng nước không có sóng, nước trong vắt, đáy nước là cả một vùng đầy sao, có ông trăng thập thò trong kẽ mây. Nhìn rõ từng đàn cá rói, cá mương nối đuôi nhau tung tăng bơi lội. Người con gái cắm sào ở vùng nước lặng này, con thuyền nhẹ nhàng quay vài vòng rồi dừng hẳn. Lúc này Tằng như bừng tỉnh. Cú sốc vì mùi con gái dịu dần, cô gái không còn đứng mà đã ngồi xuống sạp thuyền đưa hai tay vuốt lại mái tóc dài lõa xõa ngang lưng, cặp gọn bằng cái cặp sáng loáng. Thắm là một cô gái hồn nhiên, thích sống tự nhiên. Cha nàng là thợ xây trong hợp tác xã, mẹ nàng coi trẻ, nàng là con duy nhất nên rất được yêu chiều. Nàng đã học xong cấp hai trường làng. Vào thời điểm này, nàng có rất nhiều chàng trai đến tán, nổi bật là hai gã Phạm Tằng và Phan Tít. Cả hai gã đều mê đắm nàng thật sự, đều cố chạy đua để dành phần thắng. Dưới đôi mắt hồn nhiên của nàng, cả hai gã đều có vẻ hay hay ngộ ngộ. Tuy nhiên, hình như nàng đang ngả về phía Phạm Tằng. Anh chàng này to con, đẹp mã lại nắm chân thư kí đội béo bở, luôn luôn hào phóng để nịnh nàng. Vùng nước này khuất không có gió. Con thuyền đứng im nín thở, nàng cũng nín thở đợi giây phút đột phá của người tình. Con bò mộng này ở các cuộc họp đội bàn về công điểm thì ba hoa khoác lác, còn bây giờ cứ im như thóc hột. Thật ra thì Phạm Tằng không ngốc, gã cũng là một tay ranh ma có hạng. Nhưng đấy là ở phương diện khác. Còn chuyện con gái mới bắt đầu bầy binh bố trận lần đầu, mới đi tán lần đầu, mới yêu lần đầu gã còn rụt rè là cái tự nhiên của con trai mới lớn, lăm le bước vào đời. Một cơn gió thổi mạnh, con thuyền quay tròn. Cả áo và tóc cô nàng Thắm bay phần phật mùi con gái lại từ đó bay ra, tim gã lại đập mạnh, người gã lại ngây ngây, gã cảm thấy như bị choáng nhưng là cái choáng của một viên thuốc thần gây hưng phấn cho hệ thần kinh... Giây phút thần tiên đột biến, trong người gã diễn ra một cuộc “đại cách mạng” khiến cho tất cả các bộ phận trong cơ thể rung lên, mắt gã lừ đừ, chân tay ngọ nguậy ở tư thế “ra trận” rồi “xung trận” thật sự! Không một lời tán tỉnh, không một cử chỉ vuốt ve, bỏ qua bài bản từ A đến I, gã chộp luôn vú con người ta. Cô Thắm giật bắn người như đột nhiên trúng đạn. Lúc đầu cô không sao hiểu nổi chuyện gì xảy ra. Cô luôn bị con trai theo đuổi, tán tỉnh, nhưng anh nào cũng tỏ ra lễ phép, rụt rè để lấy lòng, để cầu thân. Chàng Tằng cũng vậy, chàng chỉ dong công phóng điểm cho cô, cắt cô vào làm những việc nhàn, cô sai bảo gì chàng cũng tỏ ra chấp hành vô điều kiện, thậm chí có lần vô tình chạm vào ngực cô, chàng còn run lên bần bật...
-            Anh Tằng! Anh Tằng sao lại thế?
Cô gắt lên và ẩy gã ra. Mặc kệ, gã đang điên đây. Gã nuốt nước dãi mãi rồi, bây giờ thì gã phải nếm! Làm thằng con trai mà không dám sờ vú con gái thì hèn quá còn gì! Gã có mấy thằng bạn thuộc dòng cò hương gió thổi cũng ngã, thế mà nó khoe lần nào đi xem chiếu bóng ở bãi chợ, nó cũng được sờ vú con gái, được nắn bóp như nắn quả thị chín! Ôi chà chà...
-            Hỗn nó vừa vừa chứ! – người con gái lại gắt lên.
-            Ừ thì hỗn! Hỗn với ông bà ông vải thì mới đáng chê chứ còn như hỗn với con gái thì anh đây xin tình nguyện hỗn suốt đời!
-            Nhưng anh đã nói với em một lời nào đâu! Hãy nói đi đồ quỷ ạ, yêu hay không thì phải há mồm há miệng ra chứ? Có nói không? Không nói thì bỏ tay ra đi kẻo cụt tay ngay bây giờ...
-            Ái ái! – Tằng kêu rống lên – em châm thấu kim băng vào tay anh à? Em vẫn làm như thế với những gã trai lơ ở ngoài bãi chiếu bóng phải không? Nhưng với anh thì em từ từ thôi chứ...
-            Thế sao không rụt tay lại?
-            Lúc này em có treo cổ anh thì anh vẫn không rụt tay lại đâu, bom nguyên tử nổ gần anh vẫn không chờn!
Nhưng vừa ngay lúc đó thì có một con thuyền lao tới, nó xòe xòe rẽ nước rồi gần như là lao thẳng vào hai người. Hai thuyền chạm nhau, đều chòng chành. Cả hai người đều bàng hoàng, hốt hoảng. Tất nhiên là chả cần đến bom nguyên tử thì Tằng cũng phải rụt tay lại. Đôi mắt gã ngơ ngác đầy vẻ kinh ngạc nhìn con thuyền và gã con trai đang đứng dạng háng trên ấy, quát lên giọng hách dịch:
    - Tằng! Ngay sáng ngày mai mày phải đưa sổ sách lên trình Ban kiểm soát hợp tác xã!
   Phạm Tằng nhận ra kẻ lao thuyền như tên bắn vào thẳng thuyền mình là ai rồi! Mà sao giữa đêm hôm thế này nó lại phải mò ra mãi đây? Mà kìa, thằng cha đang như một kẻ điên cứ nhìn chằm chằm vào chiếc thuyền bên này có hai người đang ngồi sát nhau.
-            Rõ chưa? – Gã lại quát – Ngay sáng ngày mai mày phải đưa sổ sách lên Ban kiểm soát!
Phạm Tằng hỏi lại:
-            Việc gì mà gấp thế? Chiến tranh lại xảy ra nữa à?
-            Đợi đấy rồi sẽ biết!
-            Cậu Phan Tít ơi, cậu hại tớ quá đấy! – Phạm Tằng gườm gườm nhìn gã con trai ở thuyền bên kia nói vẻ bực bội – Tớ đang tâm sự với người yêu mà cậu lại đến không đúng lúc! Được rồi, mai tớ sẽ lên ban kiểm soát trình sổ sách, còn cậu thì về đi cho tớ nhờ...
Phan Tít không nói gì, cứ đứng trên thuyền như trêu ngươi. Rồi chiếc thuyền của Tít chẳng hiểu thế nào mà xoay tròn quanh thuyền của Phạm Tằng và Thắm như có phù thủy điều khiển. Trong khi hai đấng mày râu gằm ghè thì người khó xử nhất là Thắm. Ngay từ lúc nhìn thấy thuyền Phan Tít vun vút từ ngoài lao vào Thắm đã run, rồi từ đấy thì cứ ngồi run bần bật, cho đến khi thấy thuyền của Tít không chịu quay mũi đi mà cứ lượn tròn thì Thắm hiểu rằng chiến tranh cục bộ có thể xảy ra trong chốc lát, liền khẽ bấu vào tay Tằng: “Về đi!” Phạm Tằng lúc này đã hoàn toàn tỉnh táo, gã hiểu rằng trong cuộc chạy đua này, gã là người đang ôm được vật báu, chuồn nhanh là thượng sách. Tằng đứng lên nhổ sào rồi đẩy thuyền về phía làng. Con thuyền của Phan Tít đuổi theo sát sạt. Phạm Tằng liền mở hết tốc độ. Phan Tít cũng tăng ga đến mức tối đa. Đến nỗi hai thuyền như dính vào nhau cho đến lúc chạm bờ. Thắm nhảy lên đường và lao vụt về nhà, mặc cho hai gã con trai đều gọi với.
Sáng hôm sau, Phạm Tằng đem sổ sách đến phòng Ban kiểm soát. Chưa bao giờ gã khốn khổ như lần này. Phan Tít mặt hầm hầm ngồi ghế thường trực kiểm soát. Thật ra vào thời điểm ấy, ban kiểm soát chả bao giờ làm được việc gì nên hồn, nó chỉ là cái bóng của Ban quản trị, luôn luôn được Ban quản trị mời dự liên hoan. Đến trại chăn nuôi kiểm tra thì mỗi anh được biếu một con lợn giống, về đội sản xuất nhòm ngó thì được nữa chén, nếu gia đình ở đội ấy thì được “dong công phóng điểm” hoặc lĩnh thóc không cần ghi sổ, cho nên được dân phong là “Ban liếm bát”. Vậy mà lần này Phạm Tằng bị Phan Tít đập tay xuống bàn quát:
-            Anh hãy trình bày cái “phương án ma” ra đây!
Phạm Tằng tái mặt:
-            Phương án ma nào?
-            Thôi đừng vờ vịt nữa! Phan Tít cười nhạt – Anh tưởng chúng tôi không biết bọn thư kí đội các anh bao giờ cũng có hai phương án? Một phương án bịp xã viên, một phương án bịp ban kiểm soát? Phương án trình ban kiểm soát thì cứ gọi là ăn chia, hao hụt, cứ khớp như mộng kèo nhà! Còn phương án cho từng hộ thì anh lại lòe bịp để tính sai...
     Phạm Tằng ngồi im nghĩ ngợi. Phan Tít lại nói:
-            Ở đội anh, ai cho phép anh lập quỹ đen quỹ đỏ? Ai cho phép anh dong công phóng điểm ngoài định mức? Người ta báo cáo cho ban kiểm soát biết rằng anh hay bám đít đàn bà con gái rồi phóng điểm bừa bãi, lĩnh thóc không cần ghi sổ, đi làm thì làm ít chơi nhiều cũng cứ là cao điểm nhất! Nào ông thư kí đội, ông hãy trình ban kiểm soát cái phương án ma...
   Phạm Tằng ớ người ngồi im. Các chuyện này đều có thật, mà vụ nào cũng có đội nào cũng có, phương án ma là cha phươn án thật cơ mà? Từ trên xuống dưới ai cũng biết nhưng có ai moi móc ai đâu? Sao bỗng nhiên?
-            Hãy trình sổ sách! – Phan Tít gắt lên.
Phạm Tằng cãi:
-            Sổ sách thu chi và phương án ăn chia vụ vừa qua đã “duyệt” cả rồi như?
-            Ngày ấy là duyệt, còn bây giờ là kiểm tra! Tôi là thường trực ban kiểm soát, tôi thấy cần kiểm tra các mặt ở đội anh. Anh hãy để ra bàn này hai tờ phương án: tờ thật và tờ ma! Và anh trình ra các sổ ghi điểm, tính điểm hàng ngày… Phan Tít vẫn gay gắt.
Hừ! Đồ mèo hen bắt chuột không hay chỉ hay ỉa bếp! Phạm Tằng rủa thầm như vậy rồi từ từ đặt lên bàn mấy quyển sổ.
-            Anh có thể ra về được rồi – Phan Tít nói – Còn sổ sách thì cứ để đấy ban kiểm soát sẽ kiểm tra rồi kết luận sau!
      Phạm Tằng lẳng lặng quay ra, bước những bước nặng trịch. Ba ngày sau Phạm Tằng lại có giấy gọi lên ban kiểm soát. Vẫn là Phan Tít ngồi chờ với nét mặt của người vừa lập chiến công xuất sắc.
-            Mày chết rồi! Phan Tít nói.
Phạm Tằng đứng im.
-            Mày dong công phóng điểm, mày lập phương án ma! Các số liệu mày vênh như cái muôi múc cám lợn, đây này… Phan Tít nói và chỉ ngón tay trỏ vào những con số trong quyển sổ ghi công điểm và tờ phương án ăn chia vụ vừa qua.
Phạm Tằng đứng im. Chuyện sổ sách ma thời nay là hiện tượng phổ biến, từ trên xuống dưới ai cũng biết nhưng ai cũng lờ đi, thế mà cái đồ lợn ỉ này lại moi móc…..
   Trong khi Phạm Tằng đứng im nhìn những con số vênh thì Phan Tít chắp tay sau đít ung dung đi lại quanh phòng, cái đầu gật gật một cách khoái trá. Khoảng mười phút sau, Phan Tít bảo Phạm Tằng ngồi xuống ghế rồi đặt lên bàn trước mặt Phạm Tằng một tờ giấy khổ to đã viết sẵn:
-            Biên bản viết rồi đây, đọc kĩ vào rồi kí vào…
-            Ra hàng, tôi đãi ông một chầu rượu thịt chó, được không?
-            Không được! Phan Tít lắc đầu – Giờ thì ta cóc cần rượu thịt chó nữa!
-            Ban kiểm soát mà chê rượu thịt chó thì trời sập hay sao?
Phan Tít nhếch mép cười:
-            Ở đời còn có những khoản khoái hơn cả rượu thịt chó…
-            Hay mình mua tặng cậu một đôi dép nhựa Tiền Phong….
-            Không!
-            Vụ tới ông ra sân kho lĩnh hai mô thóc mà tôi không ghi sổ?
-            Không!
-            Tôi tính thêm cho ông năm mươi cân lợn vượt nghĩa vụ quy ra thóc?
-            Không!
-            Thế ông cần cái gì?
-            Kí đi! Hay là cần tao báo công an?
-            Ông thích cái gì?
-            Mày muốn chơi bài ngửa?
-            Thì tớ với cậu cùng làng, biết nhau từ thuở cởi truồng, có gì phải giấu?
-            Mày muốn nghe tao nói thật?
-            Tôi muốn!
-            Thế mày muốn ra tòa hay muốn mất con Thắm?
-            Tôi không muốn mất cái gì cả!
-            Thế thì kí đi rồi được cả!
-            Thế ông bảo tôi phải làm gì bây giờ?
-            Tao bảo mày…. Kí!
-            Để tao đi cải tạo rồi mày ở nhà sờ mó người yêu của tao?
-            Tao sẽ nẫng hẳn về nhà tao!
-            Tao mất cả hai!
-            Nhường tao con Thắm thì mày chỉ mất một! Không phải kí cung gì nữa cả!
Phạm Tằng thở dài. Hai mươi năm đã trôi qua, câu chuyện ngày ấy vẫn dai dẳng không chịu chìm nghỉm với dòng thời gian. Lần nào gặp Thắm, lòng Tằng cũng nhoi nhói. Lần này lại được nhìn lúc đang tắm với mọi thứ đều phô ra như mời gọi, như trách móc. Là đàn ông mà anh hèn đến thế ư? Kẻ tình địch chỉ vừa dọa anh đã co vòi, trao người yêu cho nó! Rồi ngày cưới anh`` còn làm chân phù rể tiễn người yêu về nhà chồng!
    Chương 11
Phạm Tằng đập mạnh tay xuống giường: Hèn! Đúng là hèn quá rồi! Có lẽ trên thế giới này không có thằng đàn ông nào lại hèn đến thế! Chính vì hèn mà mất người yêu. Vì hèn mà ấm ức, thèm khát với chiều dài hàng mấy chục năm. Tằng xoay người vào trong, rồi lại xoay người ra ngoài, anh ta cứ vật vã như người lên cơn nghiện mà thiếu thuốc. Một lúc sau, Tằng ngồi dậy chém mạnh tay vào không khí nói một mình: “Được rồi! Sẽ không hèn nữa!” Vừa lúc ấy vợ Tằng ở nhà ngang đi lên, tay bê bát cháo gà bốc khói đặt xuống giường cạnh chỗ anh chồng ngồi:
-            Anh ăn đi cho nóng. Gì mà lủng bủng thế?
Tằng giả tảng:
-            Có gì đâu, đang ôn lại mấy điều trong nghị quyết…
Nói rồi Tằng bê bát cháo gà đưa lên miệng húp. Lòng anh ta đang thèm người đàn bà mà anh ta đánh tuột nên chẳng cảm thấy gì ở vị ngọt của bát cháo gà, ở lòng yêu thương chân thật của người vợ. Tằng húp sụp soạt và uể oải nhai thịt.
-            Không ngon à? Em cho thêm mì chính nhé? – Chị Ninh hỏi chồng rồi đi tìm lọ mì chính đến xúc một thìa nhỏ cho vào bát cháo của chồng, rồi ép chồng ăn hết bát cháo.
Tằng nhìn vợ vẻ thương hại. Con người này đã gắn bó với anh tới hai chục năm rồi, chẳng thể nào đánh giá nổi cô ta sướng hay khổ. Ngày ấy Tằng vừa bị cú sốc do Phan Tít bổ vào đầu, mất Thắm còn đang choáng váng, chán đời, suốt ngày ra ngồi quán rượu đầu làng. Bà là chủ quán rượu đậu phụ sống chấm mắm tôm, còn ông lại là thợ cày trong đội sản xuất mà Tằng là thư kí đội. Vì vậy, Tằng là vị khách đặc biệt của quán rượu. Mỗi lần Tằng đến, ông bà chủ quán đều sai cô Ninh con gái ngoan của ông bà ra tiếp. Công bằng mà nói thì cô không đẹp, người cao gầy nét mặt xương xương, đôi mắt lại hơi to so với khuôn mặt nhỏ. Bù lại, cô sống rất chân thật. Năm ấy cô vừa tròn mười tám, đã học xong cấp hai, đang chuẩn bị thi vào trung cấp kĩ thuật nông nghiệp. Cứ chiều chiều sau giờ lao động Ninh lại thấy Tằng bước vào quán với quyển sổ ghi công điểm cầm trên tay. Anh ta thẫn thờ như người mất hồn, ngồi ở một chiếc bàn phía trong. Cô bê đĩa đậu và cầm chai rượu trắng đến đặt lên bàn. Lúc đầu Tằng không nhìn cô, hay nói đúng hơn là đôi mắt anh ta có hướng về phía cô nhưng không nhìn thấy gì cả. Cô không lấy thế làm buồn và vẫn đều đặn ngày nào cũng mang đậu phụ và chai rượu đặt lên bàn rồi lẳng lặng quay vào. Rồi một lần khi cô đặt đĩa đậu và chai rượu xuống bàn định quay lại thì đột nhiên Tằng ngước đôi mắt nhìn thẳng vào cô, có lẽ đến bây giờ anh ta mới nhìn thấy cô:
-            Em ngồi xuống đây nói chuyện cho vui…
Ninh ngồi xuống chiếc ghế phía bên này.
-            Anh buồn lắm phải không?
-            Ờ buồn….
Vốn là cô gái vui tính, Ninh ngồi nói những chuyện rất vui để chàng trai đang buồn đến nẫu ruột này phải quên nỗi buồn. Ninh là cô gái có duyên, nói năng hoạt bát, trôi chảy, câu nói nào em cũng điểm vào đấy một nụ cười hồn nhiên chân thật.
-            Có một ông khách non bên ngoài rất sộp, quần phăng xanh áo sơ mi trắng hẳn hoi vào hàng nhà em uống rượu. Uống hết một chai ông ta gãi đầu gãi tai bảo mẹ em: “Tôi không có tiền bà ạ!” Mẹ em hỏi lại: “Không có tiền sao lại vào hàng uống rượu?” Ông ta trả lời: “Là vì tôi thèm rượu quá!” Mẹ em cười bảo: “Thôi, về đi!”
        Bố biết chuyện liền hỏi mẹ em “Bà có cảm tình đặc biệt với cái gã quỵt tiền ấy à?” Mẹ em cười: “Đúng đấy ông ạ!” “Vì sao?” bố em hỏi lại “Vì anh ta quỵt thật thà…”
      Những câu chuyện ngộ ngộ mà Ninh kể cũng phần nào làm nguôi ngoai nỗi thất tình của Tằng. Rồi một lần uống say quá không trở về được, bố mẹ Ninh liền bảo Ninh dẫn Tằng về. Bấy giờ đã là đêm, trăng đầu tháng đã lặn từ lâu chỉ còn nhấp nháy mấy giọt sao le lói trên bầu trời đen sẫm. Con đường làng gồ ghề sống trâu mờ mờ hai vệt cỏ đẫm sương. Ninh dìu Tằng đi bước thấp bước cao, thỉnh thoảng lại ngã dúi vào nhau. Đến bên bờ giếng hai người ngồi nghỉ. Đêm mờ mờ trong ánh sao. Gió thổi ràn rạt trên những tàu lá chuối bên bờ giếng. Dưới bóng chuối ấy là hai mái đầu chụm lại nhau thì thầm. Chàng Tằng chắc là không chỉ có say rượu mà lúc này gã còn thêm say gái. Người con gái ngồi cạnh gã im lặng để gã cứ tha hồ vuốt bàn tay thô rám của mình lên mái tóc chạy dọc từ hai bờ vai thõa xuống tấm lưng thon nhỏ. Trong bóng đêm, cô mỉm cười. Bởi cô cũng yêu gã. Gã đẹp trai và đầy chất đàn ông. Cô thích gã ngay từ lần đầu gã vào quán của mẹ cô. Rồi từ đấy ngày nào cô cũng thầm mong gã đến. Ngày nào mà gã không đến thì cô thấy buồn, thấy trống vắng. Cô chờ đợi một nụ cười, một lời nói yêu. Nhưng gã không nói, cũng không cười. Và như vậy cũng làm cho cô yêu gã hơn. Thế rồi hôm nay chẳng biết gã say hay giả vờ say để cô phải dìu về. Và bây giờ thì ngồi đây, trên bờ giếng đầy cỏ gà này để gã vuốt tóc rồi vuốt ngực – bộ ngực nhỏ nhắn trinh trắng của cô. Gã vuốt rồi gã xoa cứ như một thằng điên. Rồi gã hôn má rồi hôn môi. Cô ngượng nhưng cô vẫn ngồi im để mặc gã muốn làm gì thì làm. Cô yêu và mong đợi tình yêu. Những cử chỉ của gã con trai không làm cho cô khó chịu, ngược lại, gọi dậy ở cô một cái gì đó mới mẻ, mà trước đó cô không sao hình dung nổi. Đêm sáng dần. Những giọt sao càng về khuya càng long lanh. Mái tóc cô óng ánh sương đêm. Gã con trai vuốt ve khắp người cô. Mùi hương con gái đang ru gã vào cõi mộng. Nỗi thất tình những ngày qua đang chìm dần. Giờ đây gã quên hết mọi nỗi buồn, lòng rừng rực những ham muốn. Thế là gã cứ chộp choạng như thằng bé đang đói vớ được vú mẹ. Cô gái ngây thơ trong trắng trước đó chẳng bao giờ cô hình dung nổi. Cô cứ ngây ngây dại dại để mặc người yêu dẫn dắt cô vào cõi mộng. Khoảng nửa đêm thì cô mất trinh. Từ lúc ngỏ lời yêu đến lúc gã người tình biến cô thành đàn bà khoảng khắc thời gian chỉ là hạt bụi. Cô như người mê. Đột nhiên cô thấy đau nhói, bằng phản xạ tự nhiên cô kêu thất thanh “ái ái”. Chẳng có ai cứu cô. Gã con trai hình như cũng đau như cô, vì đây cũng là lần đầu tiên gã lâm vào tình thế khó xử. Gã cũng u mi như người mò mẫm trong đêm, đến đâu biết đến đấy, cứ ngúc ngắc như người chết nghẹn. Hai thân thể yêu nhau đang làm khổ nhau. Gã nằm sõng soài trên cô, hai chân thẳng dẵng. Cô nằm ngửa, cũng thẳng dẵng hai chân, lại còn khép đùi mới chết chứ. Cứ như một cái dùi nhọn châm lung tung khắp phía dưới người cô. Cô kêu, gã con trai cũng kêu. Mồ hôi khắp người gã sổ ra làm ướt hết người cô. Gã vật vã lăn lên lộn xuống và thở như bễ lò rèn. Chưa tới đích mà cả hai đã mệt lả. Gã vẫn cố đưa cái vật cứng như sắt vào người cô. Con đường chưa khai thông nên đoạn nào cũng tắc nghẽn, ngúc ngắc, ngúc ngắc. Vào chưa ổn, mà ra cũng không xong. Đột nhiên gã lấy hết bình sinh... ấn mạnh! “Ối trời ơi!” Cô kêu lên rồi nằm im như tắt thở. Gã con trai cũng nằm vật ra bên, cô lờ mờ cảm thấy một cái gì nghiêm trọng vừa xảy ra. Cô thấy buồn buồn chỗ háng. Cô đưa bàn tay sờ xuống và thấy nhớp nháp. Cô giơ lên mắt nhìn và kêu: “Máu! Máu, chết em rồi...” Gã con trai bỗng cười phá lên: “Không chết đâu! Không chảy máu thì mới chết! Nào giơ tay đây anh xem nào? Ừ nhỉ, máu thật!” Vừa đau vừa mệt, cả Ađam và Eva đều lăn ra bờ giếng đầy cỏ mượt rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Vào khoảng hai giờ sáng, ông Vĩnh tỉnh giấc bật dậy châm đèn hút thuốc lào. Nhìn vào giường bên chỉ thấy có bà Vĩnh đang nằm cong queo, ông liền đến bên bấu chân cho bà tỉnh ngủ và hỏi:
-            Cái Ninh đâu?
-            Ơ kìa, nó chưa về hả?
-            Tôi hỏi bà, bà lại hỏi tôi hử? – Ông gắt.
-            Thì chập tối ông bảo nó dẫn thằng Tằng về nhà kẻo say quá...
-            Tôi có bảo như vậy, nhưng một lúc không thấy nó về thì bà phải đi tìm chứ?
-            Thế bây giờ là mấy giờ rồi hở ông?
-            Gần sáng!
-            Thế hả? – Bà vợ hốt hoảng – Bây giờ thì làm sao?
-            Còn sao với giăng gì? Đi tìm! – Ông gắt. Tôi coi nhà, bà đến nhà thằng Tằng hỏi xem....
Bà Vĩnh lật đật trở dậy vấn lại khăn rồi tất tưởi ra đi. Đêm nay trời nhiều sao nên rất sáng, bà đi như chạy, bụng thì lo lắng vô cùng. Đến bờ giếng bà định đứng mé vào chỗ mấy khóm chuối bên bờ đi giải, thì bà sững lại, chân tay bủn rủn. Ối trời, cái gì thế kia? Có đến mấy người đang ôm nhau nằm dưới gốc chuối... Bà rón rén đến gần và vô cùng hoảng hốt nhận ra hai kẻ đang quần manh áo mảnh ôm nhau nằm ngủ trên thảm cỏ là thằng Tằng và con Ninh nhà bà... Giời đất ơi, thế này là thế nào?
Vốn là người đoan trang từ thời con gái, bà Vĩnh không tài nào hiểu nổi cái gì đang bày ra trước mắt bà đây. Thời bà đi ra đường hễ gặp con trai phải ngoảnh mặt đi, hoặc cúi gằm mặt xuống. Bà lấy ông Vĩnh, cho đến tận đêm tân hôn, lúc lên giường mới bén hơi nhau. Ông bà còn phải ngượng đến đỏ mặt suốt mấy ngày. Vậy mà giờ đây con gái bà... Trời ơi... Bà ba chân bốn cẳng thốc thác chạy về gọi ông. Bà ghé sát mồm vào lỗ tai chồng:
-            Chết! Chết rồi!
Ông Vĩnh hốt hoảng:
-            Ai chết? Hả?
-            Nó nằm sõng soài ở bờ giếng ấy...
-            Đứa... đứa nào? – Giọng ông run lên bần bật.
-            Cái í...Niiinh!
-            Hả! Nó chết bên bờ giếng hả? – Ông hỏi bà cuống quýt.
-            Phải..... Nó không chết thì cũng như chết!
-            Thế là thế nào? Nói mau không tôi vả vỡ mặt bà bây giờ....
-            Thì ông ra mà xem.
-            Làm sao? Cụt lưỡi rồi hả?
-            Sao với giăng gì! Nó với thằng Tằng...
-            Thì sao?
-            Thì nằm ôm nhau ở bờ giếng ấy....
     Ông thở phào:
-            Tưởng gì! Có thế mà bà làm như chết đến nơi!
-            Còn hơn là chết!
Ông rỉ tai bà:
-            Mặc nó! Thời nay chúng nó thế cả. Thằng Tằng sẽ phải là con rể ta! Ta bỗng nhiên được thằng thư kí đội ở trong nhà! Phúc đấy chứ không phải họa đâu bà ạ!
Nói xong ông rỉ tai bà căn dặn những lời rất cặn kẽ rồi cả hai ông bà cùng leo lên giường nằm. Nhưng chỉ mấy phút sau ông lại dậy và kéo bà dậy theo. Phải ra bắt quả tang mới ăn chắc!
Nửa giờ sau, ông Vĩnh đã giong hai “phạm nhân” về nhà. Ông cho con gái ông ra ao tắm rửa. Còn Tằng phải vào ngồi đối diện với ông để ông “hỏi tội”. Đầu tiên ông đe:
-            Anh giết vợ chồng tôi rồi đấy! Tôi chỉ có mỗi mình nó là con gái. Vậy mà anh đã làm hỏng đời con gái tôi!
Tằng cúi mặt:
-            Dạ....
-            Dạ với vâng gì? Lớp này thì anh mất Đảng, mất chân thư kí đội!
-            Dạ... xin ông thương con....
-            Nếu tôi thương anh thì anh có thương con gái tôi không?
-            Thưa bố, con xin gọi bố từ lúc này....
-            Vậy anh tính thế nào?
-            Con xin bố mẹ cho con được cưới em Ninh làm vợ....
-            Anh nói thật hay lừa tôi?
-            Dạ, con xin dâng đầu để thề....
-            Không phải là “thề cá trê chui ống” chứ?
-            Không ạ! Chúng con yêu nhau thật lòng....
-            Được rồi! Tôi tạm tin như vậy!
-            Dạ, con xin cám ơn bố!
-            Bao giờ?
-            Ngay trong tháng này ạ...
-            Nhanh lên! Tôi sẽ ngả con lợn năm mươi cân....
Thế là ngay trong tháng ấy, Tằng thì được vợ, còn ông Vĩnh thì được anh thư kí đội làm con rể. Ninh về làm vợ và thực sự yêu chồng, làm trọn mọi bổn phận sinh con đẻ cái, quán xuyến một cơ ngơi cứ mỗi ngày một giàu lên. Chồng Ninh từ thư kí đội lên làm đội trưởng, rồi vào ban quản trị làm phó chủ nhiệm, rồi sang ủy ban làm phó chủ tịch, rồi chủ tịch xa, con đường công danh của anh ta cứ thẳng đường mà thăng tiến. Chức quyền cao thì đời sống vọt. Cho đến khi trúng chủ tịch xã thời đổi mới thì bổng lộc về nhà đã vượt mọi ước mơ. Từ bao giờ, người chồng quê mùa đã biến đổi. Chỉ một vụ cấp đất đã làm hàng loạt cán bộ chủ chốt của xã biến chất nhanh như sự thay đổi thời tiết. Bỗng một đêm kia vào khoảng qua nửa đêm, Tằng mới xình xịch xe máy vào sân. Như mọi lần, người vợ tự động mở cửa, và thường cùng với hình ảnh người chồng say khướt mùi rượu nặng lẫn mùi giềng mẻ mắm tôm thịt cầy phả vào mặt rất khó chịu, làm tan biến mọi thèm khát bản năng. Lần này thì không chỉ có mùi bia và mùi nước hoa thơm phảng phất. Rồi khi điện sáng lên thì mặt anh chủ tịch xã rõ mặt phường chèo: lốm đốm đỏ và cả xanh ở cổ áo sơ mi trắng nữa.
-            Anh đi đâu về? – Ninh hỏi chồng.
-            Anh đi họp Đảng ủy...
-            Họp ở đâu?
-            Ờ...ờ.. họp ở trụ sở...
-            Bàn gì?
-            Ờ ờ... bàn... chuyện đất...
-            Có những ai?
-            Ờ ờ... có các đồng chí....
-            Họp Đảng ủy sao lại có mùi nước hoa con gái?
-            Ờ ờ... hoa để bàn nó quyện vào áo anh....
-            Thế còn cái mặt anh....
-            Mặt anh làm sao?
-            Mặt anh đẹp lắm.... chắc là họp Đảng ủy có lắm bù khú nên mặt anh mới....
-            Mặt anh thế nào? Em không đùa đấy chứ?
-            Anh trả lời đi! Họp Đảng ủy mà sao mặt lại lốm đốm đỏ như mặt thằng hề vụng?
-            Ấy gì vụng?
-            Anh đến gương mà soi....
     Tằng đi đến gương, bấy giờ mới giật thót mình, lòi đuôi thằng ăn vụng không biết chùi mép. Cô vợ vốn yêu chồng, liền lao sầm một cú vào cánh cửa như người tự vẫn.
Có gì đâu, anh cùng với mấy vị chức sắc chủ chốt của xã đi chơi gái điếm trên thành phố về. Chuyện bình thường, đâu chả thế, chỗ nào chả thế, cấp nào chả thế! Ở đây thì mọi chuyện bắt đầu từ đất. Con người thơm lên từ đất mà cũng thối tha từ đất. Cái xã ven thành này đất làm nhà vốn rẻ như bèo. Thế rồi một cây cầu bắc qua sông đào được mọc lên, hai con đường trải nhựa rất rộng phẳng lì cũng mọc lên, chạy dọc tới miền ven biển mơi có bãi tắm, hải cảng. Miếng đất nằm dọc con đường đầu cầu sát thành phố mấy năm trước chẳng ma nào để ý, nay bỗng lên giá vùn vụt. Mọi nơi từ quan đến dân đua nhau về xã Trọng Nghĩa để xin đất, mua đất. Hai vệt chạy dài dọc theo hai con đường lớn vốn là ruộng cấy lúa, nay được phép cấp để làm nhà ở. Việc cấp giao cho ủy ban xã Trọng Nghĩa xét duyệt rồi trình huyện trình tỉnh. Theo qui định thì những ai chưa có nhà ở mới được xin cấp đất làm nhà. Thế nhưng cái đối tượng số một ấy thường thấp cổ bé họng, lại chậm chân, lại thiếu tiền nên được hưởng lộc trời rất ít. Đa phần rơi vào tay những kẻ lõi đời có chức có quyền lại có tiền. Xin được một mảnh đất làm nhà cạnh mặt đường một trăm mét vuông giữa giá trong và giá ngoài chênh lệch nhau hơn chục cây vàng, ai mà chả cố xin? Có quyền có thế thì dùng quyền thế để chiếm đất, không quyền thế thì dùng tiền. Các quan huyện, quan tỉnh mỗi quan đều được ba bốn suất bằng các tên tuổi con cháu, bạn.... Các quan thời nào cũng đông con lắm cháu nhiều bạn mà! Còn những ai không có quyền thế mà có nhiều tiền thì dùng tiền đút lót cùng các phương tiện mồi chài hiện đại.
Nhà chủ tịch xã Phạm Tằng mỗi năm vào mùa cấp đất người vào tấp nập như ngày hội. Xe con, xe máy đậu hàng đàn ở ngõ. Những ông bụng phệ, những ngài ria mép, những cô váy ngắn, những bà phi-dê môi đỏ chót tay cầm ví da. Quan chức hàng huyện hàng tỉnh càng nhiều. Mà dân buôn đủ loại cũng lắm. Chủ tịch xã lúc này trở thành ông vua con được tâng bốc, nuông chiều, phỉnh nịnh không giới hạn. Anh nông dân ngờ nghệch làng Trọng Nghĩa ngày nào hễ đã họp là chỉ nghĩ đến liên hoan, mà liên hoan cũng chỉ thịt lợn rang và chuối nấu, dân nhờ vả có biếu bát đỗ cân đường đã vừa lòng lắm, bỗng bay giờ ăn giò nhả bã, trong ngôn từ giao tiếp nào là đô-la, nào là vàng bốn con chín (9999). Không có ai xin đất, kể cả dân quê còn ngờ nghệch mang gà, mang gạo đến nhà chủ tịch xã. Tất cả là phải nhờ vào vị thần hộ mệnh là phong bì, phong bao, mà trọng lượng phải nặng tay. Phạm Tằng suốt ngày như sống trong mơ. Mỗi chữ kí lúc này làm nảy ra hàng cây vàng. Mỗi vụ cấp đất, chủ tịch xã thu về góc tủ tiền và vàng. Nhưng tiền nhiều vàng lắm để mà làm gì, nếu cuộc sống không thêm những khoản tươi mát mới? Thời còn nghèo thì một vợ đã là đủ, tâm địa lúc nào cũng lo kế sinh nhai, còn thì giờ đâu mà nghĩ đến gái? Nhưng khi đã giàu sang thì mọi chuyện đời phải khác đi. Mà những tay xin đất ở thành phố cũng rất tâm lí. Họ biết thừa cánh cán bộ xã phần lớn là lấy vợ sớm, vợ ngang tuổi chồng, sau vài chục năm bị chồng vắt, con vắt thì giờ vú dài như quả mướp xệ xuống gần tới cạp quần, đầu óc cáu bẩn, mặt mũi nhăn nheo, chân tay đi làm đồng không quấn xà cạp nên đen từ gót chân tới háng. Ối chà chà! Phải đưa đám cán bộ quê này lên ngửi cua con gái thành phố chỉ một lần là đã thấy đời lên tiên rồi thì bảo gì nó cũng kí. Việc xin cấp đất cứ gọi là dễ như trở bàn tay. Vị nọ rỉ tai vị kia, về phép lạ. Thế là những anh cán bộ xã cứ chiều sau giờ làm việc là đã có mấy chiếc DreamII màu mận chín bóng loáng chờ sẵn ngoài cửa, nhiều khi còn có cả Toyota mới cứng chở các vị lên phố, rồi vào nhà hàng. Đầu tiên là vào nhà hàng Karaoke. Sau này Phạm Tằng kể với một người bạn: “Mấy vị ở trên thành phố về xin cấp đất. Cũng giấy tờ hợp lệ, nhưng mình vẫn nghĩ là bọn này đã có hàng chục mảnh đất trước đó rồi, nên mình định lắc đầu. Chưa kịp thì mấy thằng cha ấy đã ấn mình lên xe rồi vù lên phố. Đầu tiên là vào nhà hàng Karaoke. Trước đó mình tưởng vào đây là chỉ để nghe hát và hát. Thé rồi có vào mới thấy rằng.... có hát hò gì đâu. Mày tính, một lũ con gái loại chanh cốm mặc váy vừa mỏng vừa cộc tới háng, mọi thứ gần như thò ra ngoài cả. Các nàng cứ áp sát vào mình rồi vừa cười vừa nói: “Anh nhìn đi, em có hơn bà lão của anh ở nhà không?” Lúc đầu mình còn ngượng, cứ ngồi im. Hử, thế này là thế nào? “Chú ơi thế chú vào đây làm gì? Chú tưởng đây là nhà tu hả chú?” Mình thấy lũ con gái rũ rượi cười mới giật mình, đưa tay lên gãi tai. “Chú ơi đây không phải hiệu cắt tóc lấy ráy tai!” Mấy vị xin đất đang ôm mỗi vị một ả, liền quay ra nhìn mình đang ngồi trơ: “Anh Tằng ơi hôn đi, sờ đi.... lũ chanh cốm này là của anh cả đấy, kẻo chết đi không biết thế nào là bia ôm.” Đến lúc này thì anh nhà quê trong mình đội nón lủi thủi ra đi. Một nàng chanh cốm ngồi lên đùi mình. Anh có thích em không? Có chứ! Anh đang mê mẩn cả người đây..... Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, bọn cán bộ xã chúng tao được tiếp cận với gái nhà hàng. Thật tuyệt vời hết chỗ nói, chỗ nào cũng trắng lốp, hít vào đâu cũng thấy thơm. Bia ôm cho đến lúc cứng người ra thì vào trong phòng riêng có giường đệm mút để làm chuyện mây mưa, hết bao nhiêu tiền các vị xin đất đãi hết. Cái khoản này còn gây nghiện hơn cả xì ke thuốc phiện. Đi một lần là bị nghiện không đi tiếp là không chịu nổi. Càng đi nhà hàng nhiều càng thấy đời sao mà tuyệt vời đến thế. Thế mới biết các quan trên sướng thật. Bây giờ mình mới được nếm, còn các quan ấy đã hưởng từ tám hoánh nào rồi! Phải cảm ơn bọn xin đất. Không có bọn này dẫn đường còn lâu bọn tớ mới được hít ngửi gái nhà hàng!
Câu hỏi về cái lần đầu tiên thiếu kinh nghiệm đem cái mặt toàn những vết son và nước hoa con gái về nhà ấy mà? Phải đúng là mình dại có chuôi. Vợ mình vốn yêu chồng, tin tưởng tuyệt đối ở chồng nên mới bị cú trời giáng, cô ta nhìn những vết son dính trên má mình như nhìn những vệt máu và ngửi mùi nước hoa như mùi khí tử thần. Vợ mình lao sầm vào cánh cửa lim có hoa văn bằng sắt và kính phía ngoài. Cũng may mà mình nhao đến giữ kịp. Cô ta lồng lộn như con mụ điên cào cấu lung tung không gì nguy hiểm hơn khi các mẹ sề nổi máu Hoạn Thư. Thế rồi sao? – Người bạn hỏi lại. Thế rồi sao ấy à? Thế rồi tớ làm ra vẻ mặt rất đau khổ nói rằng một là bu mày tha thứ cho tao chót dại, hai là bu mày làm cho tao mất chức chủ tịch. Cậu có biết mẹ sề nhà mình nó trả lời thế nào không? Nó bảo rằng thà mất chức chủ tịch mà được chồng, chứ còn hơn chức chủ tịch mà chỉ là chồng hờ, chồng trên danh nghĩa để che mắt thế gian, để tối nào cũng được bọn xin đất đưa đi hít háng đàn bà là lạ...hà hà! Tớ ngồi im cứ mặc mụ xả hơi. Cái máu ghen của con mẹ sề này nó cũng giống  như cái bụng đang đầy hơi chướng khí, xì được là tốt. Quả nhiên, sau một cơn lồng lộn vã mồ hôi, mụ ngồi thừ ra hỏi: “Anh đi ngủ với gái bao nhiêu lần rồi?” “Hả, bu nó hỏi cái gì kì vậy?” “Kì với quái gì? Đưa bàn tay phải đây xem nào?” Mình chìa tay ra. Mụ cầm lấy cái bàn tay mình kéo vào gần mũi hít hít, ngửi ngửi. Sao khai thế? Tớ chết điếng, lặng im. Không ngờ mấy con chanh cốm nhà hàng chỉ thơm cái bề ngoài, còn bề trong cũng khai không kém các mẹ sề! Cổ áo, vai áo và mặt mũi thì lốm đốm những vết son, hai bàn tay, nhất là đầu mấy ngón giữa còn phảng phất khai mùi háng con đàn bà. Thế là hết cãi. Mình ngồi im, mặt thuỗn ra như thằng ăn vụng. Sau đêm ấy cô vợ ly thân, ra nhà ngoài nằm với con. Á à, gì chứ ly thân thì càng tuyệt! Sau hai mươi năm chung sống, chả thằng đàn ông nào còn thích ôm vợ mình nữa. Nếu nằm chung thì mình không quờ quạng nó nó cũng quờ quạng mình, rồi nó ép mình phải “lên ngựa” dù mình không muốn cũng khó mà thoát, mà mình thì cần phải tiết  kiệm đạn để đi nhà hàng bắn các em chanh cốm, nếu nã vợ rồi thì đến với các em súng sẽ xịt. Chả đã xảy ra khối chuyện nực cười là gì? Mấy vị hún hớn được khách xin đất mời đi khách sạn, nó cho mỗi ông một phòng riêng với một ả phây phây những đùi và vú suốt một đêm. Nhưng suốt một đêm ấy con cò của các vị cứ rũ gục đầu xuống thế nào cũng không ngẩng lên, bởi các vị bị các bà vợ ép mổ cò mấy đêm liền trước đó. Thế là “khôn ăn cái, dại ăn nước”, con cù rù rồi, các vị chỉ còn cách hít ngửi để mồm miệng sặc mùi khai. Cho nên khi cô vợ nằm riêng là tớ mừng. Tớ dưỡng sức, cứ vài đêm mình lại bảo vợ là hôm nay phải họp Đảng ủy khuya mới về rồi vừa tối đã phóng xe áy lên thành phố. Giờ thì thạo lắm rồi.....”
Dù đã được lũ xin đất dẫn dắt đến các nhà hàng, các phòng riêng ở các khách sạn trên thành phố, đã mò mẫm, mút mát toàn là những loại chanh cốm đầy hấp dẫn, thì sự thèm khát cô Thắm cũng chẳng thể nguôi ngoai. Kể từ ngày ấy, cái ngày mà thằng Phan Tít chơi khăm, giở thủ đoạn kiểm tra rồi cướp trắng tay nàng Thắm, Phạm Tằng vẫn nuôi ý theo đuổi để đạt  thỏa mãn cho sự khát thèm, cũng là để trả đũa cho mối hận tình. Tằng thấy tiếc, lẽ ra phải “bóc tem” cô nàng Thắm rồi có mất hãy mất, cho thằng Phan Tít hứng cái sái nhị, đằng này lại trao gần như nguyên vẹn cho nó. Sau này Tằng thường nắm tay hận mình là hớ quá! Rồi từ đây Tằng theo đuổi một mục đích “cắm sừng”. Cho đến nay hai chục năm đã trôi qua mà vẫn chưa đạt vì nhiều nguyên nhân.
                      (Còn tiếp)
                 Trần Quốc Tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét